Nhiều người chia sẻ muốn trở thành doanh nhân vào “một ngày nào đó”. Song, ai sẽ là những thương gia giàu có, còn ai mãi mãi ôm giấc mơ “một ngày nào đó” trong đời? Những thành tố nào sẽ quyết định điều ấy?
Thật ngạc nhiên, điều giúp bạn có gan làm giàu không phải là nhân cách mà là kinh nghiệm thực tiễn. Bạn có tiềm năng trở thành một doanh nhân nếu dám thực sự bước chân trải nghiệm trên thương trường. Còn những người ngồi một chỗ mà tưởng tượng rằng doanh nhân là những người thích giao du, quanh năm buôn bán, liều lĩnh mạo hiểm thì sẽ còn dậm chân tại chỗ dài dài.
Do đó, nếu bạn cũng mang hoài bão về một sự nghiệp của riêng mình, hãy tham khảo 4 điều sau đây.
1. Hãy giao lưu, kết bạn với nhiều người
Muốn học cách để trở thành doanh nhân, hãy kết bạn với một vài người trong số họ. Đó không nhất thiết phải là các thương gia lắm tiền nhiều của, có tiếng với giới truyền thông. Bạn hãy bắt đầu với những doanh nhân có vẻ có cùng xuất thân và địa vị xã hội giống mình. Bởi khi đó, một ý nghĩ sẽ nảy ra trong tâm trí bạn rằng: “Họ có thể, tại sao mình lại không nhỉ?”. Tuy nhiên đừng bó hẹp bản thân vào một phạm vi nào cả. Giới làm ăn có nhiều tầng lớp khác nhau về đẳng cấp cũng như phong cách sống. Càng tiếp cận nhiều, bạn sẽ càng học được nhiều từ họ.
Trong trường hợp bạn không quen biết một doanh nhân nào, hãy nhờ người quen giới thiệu giúp. Bạn cũng có thể viện đến các mạng xã hội như LinhkedIn hoặc Facebook.
2. Hãy lựa chọn những tấm gương tiêu biểu để bản thân mình học tập, noi theo
Trong thế giới kinh doanh, có những nhân vật mà bạn không thể nào mời họ đi uống cà phê và trao đổi về chuyện làm ăn được. Nhưng hãy xem họ là tấm gương từ xa để học hỏi và phấn đấu. Hãy quan sát cách họ điều hành các công ty, bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích.
Bạn nên lựa chọn ba thương hiệu hay công ty mà bạn yêu thích và hâm mộ những cái tên ấy. Thông qua blog, báo chí và các trang mạng xã hội, hãy tìm hiểu phong cách sống và làm việc của các vị lãnh đạo, các nhà quản lý. Đừng bỏ lỡ những cuốn sách mà họ viết cũng như các cuộc phỏng vấn của nhà báo hay phóng viên với họ. Trên đây chính là những phương tức tiếp cận gián tiếp với các doanh nhân hàng đầu.
3. Hãy là một khách hàng thân thiết của những hãng kinh doanh quy mô nhỏ
Nhiều khách hàng dành cho các hãng kinh doanh quy mô nhỏ một sự quan tâm lâu dài. Họ quan sát những chặng đường mà hãng này trải qua, những thành tựu cũng như thay đổi của hãng, quan tâm tới các sản phẩm, như dịch vụ, và giữ liên lạc với chủ doanh nghiệp.
Từ đó, chính khách hàng cũng học được rất nhiều. Thế nên, bên cạnh việc giao lưu với các doanh nhân thành đạt, bạn cũng cần tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm ăn thực tế thông qua các hộ kinh doanh nhỏ hoặc những cái tên tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã rất được lòng người tiêu dùng.
4. Hãy hiểu rõ ý nghĩa của từ “kinh doanh”
Nhiều người muốn trở thành doanh nhân, nhưng nghe đến hai chữ “kinh doanh” thôi đã thấy choáng váng. Bởi lẽ họ đánh giá sai lệch về lĩnh vực này. Họ cho rằng kinh doanh đòi hỏi mỗi người phải có sự am hiểu sâu sắc, thành thạo nhiều kỹ năng. Họ sẽ phải trải qua vô vàn khó khăn, gian khổ trong quá trình điều hành một doanh nghiệp. Suy nghĩ ấy sẽ làm bạn chùn bước khi còn chưa kịp bắt đầu.
Trên thực tế, kinh doanh không gian chuân quá như bạn tưởng tượng. Bạn chắc chắn cũng không bắt buộc phải có một tấm bằng thạc sỹ hay tiến sỹ thì mới được khởi nghiệp kinh doanh. Hãy đọc các tờ báo hoặc tạp chí kinh tế, bạn sẽ bắt gặp những doanh nhân thành đạt từng đi lên từ 15 đôla cho một tờ giấy phép kinh doanh. Đằng sau hai chữ “kinh doanh” là nhiều câu chuyện, nhiều trải nghiệm hết sức thú vị.
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét