Đọc bài báo "Đã có hàng không giá rẻ trong mạng nội địa Việt Nam?" đăng trên báo điện tử Nhà Báo & Công Luận của nhà báo Nguyễn Đình Ấm, vốn là cựu cơ trưởng của Vietnam Airlines phân tích mà tôi thấy nhiều khúc mắc hơn là thuyết phục.
- Đã từng bình luận về hàng không giá rẻ (low-cost airline, LCC) trong một bài viết trước đây - AirAsia vào Việt Nam, liệu có nhiều thử thách?; nên chuyện khẳng định Jetstar Pacific (JP) có phải là LCC hay không thì không đáng phải bàn cãi. Kết luận cần phải dựa trên mô hình LCC để đánh giá; chứ không phải dựa trên cảm tính.
JP bước đầu hoạt động năm 2008, thời điểm khó khăn nhất của ngành hàng không thế giới. Thậm chí, ngay cả khi không ở trong hoàn cảnh đó, kinh doanh hàng không cũng có tính rủi ro rất cao - Lời năm trước không đủ bù một phần nhỏ lỗ của năm sau.
Về những lập luận trong bài báo của bác Nguyễn Đình Ấm; thì tôi cũng muốn nói thêm để những ai quan tâm có thể hiểu được khách quan hơn:
- Triển khai/cắt giảm đường bay là chuyện bình thường; hãng nào cũng vậy; bay lỗ thì phải cắt giảm. Đầu tư không hợp lý thì phải dừng dự án.
- Vé rẻ đi kèm điều kiện mua hạn chế là đúng với mô hình LCC.
- Chi phí quảng cáo: rầm rộ thì có đấy; nhưng đã là gì so với VNA?
- Về 5 chiếc B737; JP cũng phải đi thuê lại của Jetstar Úc châu. Hãng LCC ban đầu luôn như vậy, phải đi thuê hoặc mua lại máy bay cũ với giá rẻ.
- Còn chuyện gom khách quốc tế từ Việt Nam của Jetstar Asia thì cần phải nói rõ 2 điều: Jetstar Pacific và Jetstar Asia tuy cùng một thương hiệu nhưng là 2 pháp nhân hoàn toàn khách nhau. Hiện nay chỉ có Jetstar Asia là mở đường bay quốc tế đến Việt Nam. Không bắt buộc phải có Jetstar Pacific thì Jetstar Asia mới có thể xin phép mở đường bay quốc tế; 2 vấn đề này không liên quan gì đến nhau.
Hơn nữa, hành khách mua vé đi quốc tế có thể mua nối chuyến nhưng nếu bị missed connection do JP bị delay thì JA cũng không có nghĩa vụ và trách nhiệm với hành khách; phải mua lại vé khác mà bay. Thế thì nói gom khách như kiểu Jetstar thì có lợi gì đây? - Lương bổng: Lương tháng ông Lương Hoài Nam ~ $8,000/ tháng; nghe đâu là trong salary range A320 captain của Vietnam Airlines. Không biết có hãng HK nào trên thế giới mà lương CEO thấp thế không?
Lương người Úc $25,000 tháng là chuyện không phải bàn cãi, vì đó là mức lương tiêu chuẩn của ngành HK thế giới đối với expats. Lương cơ bản bình quân của top executives của Southwest Airlines là $30,000/tháng; chưa kể benefit & compensation package.
Điều Jetstar Pacific làm được đó chính là giúp cho nhiều người dân VN có điều kiện tiếp cận phương tiện vận tải hàng không nhiều hơn trước đây - đó là lợi ích xã hội không có gì phải bàn cãi. Và đây là điều mà Vietnam Airlines có cố gắng mấy cũng chưa làm được.
Tác giả bài báo lấy khoản lỗ chia cho giá bán lẻ (vé rẻ) là điều mà dân business nói thật chưa dám nghĩ tới; chứ chưa nói đến việc tìm đâu ra chỉ số trên có ý nghĩa gì. Có lẽ điều mà tác giả muốn nói đến cái chữ "đắt" là đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại JP.
Nếu nói về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại JP, thì cần phải nói đến mấy điều này:
- Hãng hàng không giá rẻ nhưng tư duy làm việc theo kiểu hàng không truyền thống. Ngoại trừ chuyên gia nước ngoài, mấy ai ở VN thực sự tham gia kinh doanh HK LCC?
- Vai trò của SCIC. Theo như tôi biết thì: Nếu Jetstar Úc châu rút phần vốn góp ra khỏi JP; thì không biết SCIC đào đâu ra gần 50 triệu đô để trả cho họ. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh hàng không của SCIC không có, gần như dựa vào đội ngũ quản trị cũ của Pacific Airlines trước đây.
Đó mới là 2 điều cần phải viết.
(Nguồn ảnh: Báo Doanh Nhân Sài Gòn Điện Tử)
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét