Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

4 “thủ phạm” gây lão hóa ở phụ nữ



Phụ nữ thường lão hóa bắt đầu từ sau tuổi 25. Cách tốt nhất để ngăn ngừa lão hóa là trong cuộc sống phải duy trì một lối sống lành mạnh và tránh những thói quen xấu dưới đây:

1. Ít cười

Nếu thường xuyên nhăn nhó, mặt mày lúc nào cũng buồn chán sẽ làm cho các tế bào da thiếu chất dinh dưỡng, đồng thời còn tăng thêm những “đường lo lắng” trên khuôn mặt.

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” do vậy bạn nên thường xuyên nở những nụ cười tươi nhé. Nó không chỉ khiến bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ mà còn có tác dụng quan trọng đối với việc ổn định về cảm xúc, cân bằng nội tiết và khiến bạn trở nên trẻ đẹp hơn.

2. Ăn nhiều chất béo

Công việc của phụ nữ “hiện đại” tương đối bận rộn nên thường xuyên phải sử dụng đồ ăn nhanh thay cho các bữa ăn chính. Trong các thực phẩm đó thường thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cung cấp cho cơ thể, đặc biệt là có những phụ nữ không ăn sáng, hoặc ăn tối quá muộn hay thường xuyên ăn những thực phẩm chiên. Điều này sẽ khiến cơ thể gặp nhiều “rắc rối”.

Như chúng ta đều biết, ăn nhiều chất béo có thể phá hủy các động mạch và nguy hiểm hơn nó còn có thể sẽ khiến bạn bị lão hóa. Do vậy một chế độ ăn uống hợp lý và hạn chế dùng những thực phẩm béo sẽ giúp bạn trẻ lâu hơn.

3. Thức đêm

Thức đêm là “kẻ thù” của làn da. Nếu thiếu ngủ sẽ khiến cho sự điều tiết hoạt động của các tế bào da bị rối loạn, ảnh hưởng đến sức sống của các tế bào biểu bì. Vì vậy mỗi ngày bạn nên ngủ ít nhất là 8 tiếng để đảm bảo cho sức khỏe và công việc của ngày hôm sau.

4. Không thích uống nước

Nước là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Cung cấp đủ nước cho cơ thể mới có thể giúp bạn chăm sóc da. Ngược lại sẽ dẫn đến tình trạng giảm tiết dầu, da dễ bị thiếu nước.

Vậy, mỗi ngày bạn nên uống từ 6-8 cốc nước nhưng đừng là các thức uống giàu cafein nhé.

Công việc mệt mỏi phụ nữ thường không quan tâm đến sức khỏe của chính mình. Nhưng bạn đừng quên chỉ có khỏe mạnh mới có thể làm cho bạn trở nên rạng rỡ và hoàn thành tốt mọi công việc của mình. Vì vậy bạn nên dành thời gian chăm sóc bản thân một chút nhé.

Nguồn dantri.com

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Thế nào là một công việc tốt ?

Một người đi làm nhiều năm chưa chắc trả lời được câu hỏi “Thế nào là một công việc tốt?”. Có thể bạn nghĩ đó là một công việc được trả lương cao và có nhiều cơ hội thăng tiến. Vẫn chưa đủ bạn ạ! Một công việc tốt là tập hợp của bốn chữ P: Passion, Place, People và Pay.

Passion: Đam mê

Mỗi sáng tỉnh giấc, bạn hăng hái chuẩn bị đi làm hay phải ép mình bước ra khỏi nhà? Bạn có dành hết tâm trí cho công việc đang làm hay chỉ vì tiền lương bạn nhận mỗi tháng? Bạn chỉ làm theo những gì được hướng dẫn, hay bạn hoàn thành công việc theo cách riêng của bạn, sáng tạo và chủ động?... Sẽ khó đạt được kết quả như ý nếu bạn làm bất kỳ việc gì mà thiếu niềm đam mê. Bạn không tin? Hãy thử một lần đặt niềm đam mê vào việc bạn đang làm, tốc độ hoàn thành cũng như thành quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

Place: Nơi chốn

Nơi chốn có thể hiểu là công ty nơi bạn làm việc. Bạn có yêu công ty mình không? Bạn có thích chỗ ngồi hiện tại của mình không?Thế nào là một công việc tốt? Môi trường làm việc có tạo cho bạn cảm giác thích thú cũng như sẵn sàng hoạt động hết công suất?... Nếu vẫn chưa cảm thấy chắc chắn, bạn có thể kiểm chứng bằng cách sau: mỗi khi ai đó hỏi công ty nơi bạn làm việc như thế nào, nếu bạn rất tự hào khi nói về nó... Xin chúc mừng bạn! Đây nhất định là một công việc tốt.

People: Con người

Đồng nghiệp cũng là một phần trong công việc và có ảnh hưởng không nhỏ đến bạn. Bạn có cảm thấy thoải mái khi làm việc với đồng nghiệp hiện tại? Họ tạo cho bạn cảm giác tin tưởng, gần gũi và muốn được chung vai sát cánh? Và bạn có hợp tác hiệu quả với sếp? Bạn tin tưởng và tôn trọng sếp? Nếu bạn cảm thấy đội nhóm của mình cũng như toàn thể đồng nghiệp công ty là những người anh em, là gia đình thứ hai trong công việc, bạn đừng rời bỏ công việc này nhé!

Pay: Tiền lương

Không thể phủ nhận người ta đi làm là vì lương, lương thấp hay cao là một vấn đề đáng lưu tâm. Nếu muốn biết mức lương hiện tại của mình có hợp lý không, bạn có thể tham khảo bằng vài cách thức sau: sử dụng các trang web việc làm chuyên nghiệp, hỏi những người cùng nghề... Tuy nhiên, một mức lương không quá cao nhưng lại có thêm nhiều khoản phúc lợi khác như trợ cấp điện thoại, số ngày nghỉ nhiều, chế độ thưởng bằng cổ phiếu... cũng đáng để bạn xem xét.

Nếu bạn trả lời có cho những câu hỏi trên thì quả là tuyệt vời, công việc hiện tại của bạn chính là một công việc tốt. Ngược lại, nếu bạn chỉ có khoảng 2/3 câu trả lời là “Có!”, thì hãy tự tạo cơ hội cho mình. Hãy nói với công ty những gì bạn cần công ty hỗ trợ để hiện thực hóa ước mơ của mình.

10 chữ C giúp gắn kết nhân viên

10 chữ C giúp gắn kết nhân viênMột nghiên cứu đã đưa ra một kết quả rất đáng ngạc nhiên, rằng chỉ 17-29% số nhân viên được hỏi cảm thấy gắn kết với công việc. Điều đó có nghĩa là nếu bạn ở trong một đội bóng đá, chỉ 2-3 cầu thủ trong nhóm cam kết 100% với thành công của đội. Một đội bóng như vậy thật khó có thể giành chiến thắng

Vậy các nhà lãnh đạo có thể gắn kết đầu óc, trái tim và bàn tay của nhân viên như thế nào? Bí quyết 10 chữ C sau đây sẽ giúp họ.

1. Liên hệ (Connect): Các nhà lãnh đạo phải thể hiện rằng họ đánh giá cao nhân viên. Gắn kết nhân viên là một sự phản ánh trực tiếp về việc nhân viên cảm thấy thế nào về mối quan hệ của họ với cấp trên.

2. Nghề nghiệp (Career): Lãnh đạo phải mang lại công việc có tính thử thách và có ý nghĩa cùng với cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Hầu hết mọi người muốn làm những điều mới trong công việc của họ. Ví dụ, tổ chức có mang lại sự luân phiên công việc cho các tài năng hàng đầu hay không? Tổ chức có các mục tiêu dài hạn không?

3. Rõ ràng (Clarity): Các nhà lãnh đạo phải truyền đạt một tầm nhìn rõ ràng. Thành công trong cuộc sống và trong công việc được xác định bằng việc các cá nhân đó rõ ràng về mục tiêu và những điều họ muốn giành được như thế nào. Nói ngắn gọn, nhân viên cần hiểu mục tiêu của tổ chức là gì, tại sao chúng quan trọng và các mục tiêu có thể đạt được tốt nhất bằng cách nào.

4. Truyền đạt (Convey): Các nhà lãnh đạo làm rõ mong đợi của họ với nhân viên và mang lại phản hồi về chức năng của họ trong tổ chức.

5. Chúc mừng (Congratulate): Các nhà lãnh đạo xuất sắc thừa nhận thành tích và nỗ lực của nhân viên và họ làm như vậy nhiều lần.

6. Đóng góp (Contribute): Mọi người muốn biết họ có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, và các nhà lãnh đạo giỏi giúp mọi người nhìn thấy và cảm thấy họ đang đóng góp vào thành công và tương lai của tổ chức.

7. Kiểm soát (Control): Nhân viên đánh giá cao sự tự chủ trong cách tiến hành công việc và các nhà lãnh đạo có thể tạo cơ hội cho nhân viên thực hành sự kiểm soát này. Cảm giác tham gia vào việc gì đó và có được cơ hội để tham gia vào việc ra quyết định thường làm giảm căng thẳng, nó cũng tạo ra sự tin cậy và thứ văn hoá tổ chức mà mọi người muốn làm chủ vấn đề và giải pháp của họ.

8. Sự cộng tác (Collaborate): Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nhân viên làm việc trong nhóm, tin cậy và hợp tác với các thành viên nhóm, họ thường làm việc xuất sắc hơn các cá nhân và các nhóm mà không có quan hệ tốt. Các nhà lãnh đạo vĩ đại là những người xây dựng nhóm, họ tạo ra một môi trường nâng cao sự tin cậy và hợp tác.

9. Sự tín nhiệm (Credibility): Các nhà lãnh đạo nên cố gắng duy trì danh tiếng của tổ chức và chứng tỏ các tiêu chuẩn đạo đức cao.

10. Tự tin (Confidence): Các nhà lãnh đạo giỏi tạo ra sự tự tin trong tổ chức bằng việc trở thành mẫu hình cho các tiêu chuẩn đạo đức và làm việc.

Theo lanhdao.net

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

Chỉ số thứ hạng Alexa (Alexa Rank)

Làm thế nào để biết được trang web của mình đứng hàng thứ mấy trên Internet với hơn 8 tỉ website? Hãy vào trang www.alexa.com và nhập vào tên trang web bạn muốn biết.

Alexa.com là một công ty được thành lập năm 1996. Kể từ năm giữa năm 1999, Công ty trở thành thành viên trực thuộc tập đoàn bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại Mỹ, Amazon.com. Mục tiêu của Alexa là điều hướng truy cập internet cho người dùng. Thông qua việc thống kê hoạt động của người dùng web, Alexa có thể đưa ra danh sách xếp hạng các website theo mức độ phổ biến

Hàng ngày, Alexa.com "lùng sục" khắp cõi Internet, tính toán lượt người truy cập (gọi là "reach") và số trang được xem (gọi là"page view") của từng Website rồi xếp thứ hạng bằng cách tính bình quân tần suất trong vòng ba tháng vừa qua theo hồ sơ dữ liệu đã lưu trữ. Số lượt người truy cập được Alexa.com biểu thị theo tỷ lệ phần trăm của một triệu người dùng Internet ghé thăm site nào đó.

Một trang web được truy cập nhiều lần trong cùng một ngày bởi cùng một người chỉ được Alexa.com tính là một lần. Số lượng trang Web của một Website mà một người truy cập vào xem sẽ được tính bình quân

Alexa hoạt động như thế nào?

Chỉ số Alexa Ranking xếp thứ hạng các website được truy cập thường xuyên, được thống kê dựa trên những người dùng cài đặt thanh công cụ Alexa Toolbar, một tiện ích giúp người dùng lướt web, nhất là người mới sử dụng, được dễ dàng và đa dạng hơn. Khi vào một website, thanh công cụ Alexa này sẽ hiển thị thứ hạng Ranking của website đó, đồng thời liệt kê các website có nội dung và mức độ phổ biến tương đồng. Giá trị thứ hạng của Alexa được biểu thị giống như xếp thứ học kỳ của học sinh phổ thông, tức là giá trị càng thấp thì mức độ phổ biến càng cao. Hiện tại, đã có hơn 10 triệu máy tính truy cập Internet ở mọi quốc gia trên thế giới cài đặt thanh công cụ Alexa Toolbar.

Chỉ số thứ hạng Alexa được kết hợp từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem (Page Views) và số người truy cập (Reach). Việc kết hợp này là một ý tưởng rất sáng tạo, vì nó loại bỏ được khả năng tạo ra các truy vấn ảo bằng các chương trình tự động. Các số liệu Page Views và Reach sẽ được thống kê theo ngày và tính giá trị trung bình trong thời gian 3 tháng gần nhất, từ đó tính ra chỉ số Alexa. Các chỉ số này được cập nhật tự động để phản ánh xu hướng thay đổi theo chu kỳ 3 ngày một lần.

Phương thức hoạt động của Alexa đó là: sử dụng cookies để theo dõi toàn bộ các hoạt động truy cập website của người sử dụng. Có lẽ đây là nguyên nhân chính mà người ta xếp Alexa Toolbar vào hàng Spyware.

Thứ Hạng Alexa mang lại những lợi ích gì:

Chỉ số thứ hạng Alexa của một web site cao được hiểu là web site đó có đông người truy cập, phần nào đem lại cho web site ấn tượng sống động và uy tín.
Trong thị trường quảng cáo trực tuyến, Alexa Rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị quảng cáo.
Chỉ số Alexa rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị web site hiệu quả.

Zensoft Website - Alexa preview

Chỉ số Alexa phản ánh điều về website của bạn?

Theo cách thống kê trên, chỉ số Alexa của một website sẽ phản ánh số lượng người truy cập vào website đó, cũng như số lượng các trang trên website đó được những người dùng này truy cập vào.

Đây cũng là 2 yếu tố chính thể hiện mức độ phổ biến của một website, được nhiều người truy cập và có nhiều trang web được truy vấn. Đó chính là lý do nhiều website "trưng" chỉ số Alexa Ranking lên mặt tiền trang chủ để chứng tỏ mức độ phổ biến của mình. Chỉ số Alexa cập nhật theo chu kỳ 3 ngày sẽ phản ánh sự thay đổi về thông lượng truy cập đột biến của website, còn chỉ số trung bình theo chu kỳ 3 tháng sẽ phản ánh mức độ truy cập ổn định trong cả một quý của website.

Ngoài ra, Alexa chỉ tính toán mức độ truy cập ở mức domain chính.

Chuẩn Đánh giá Cấp độ cho mỗi website?

Với hơn 10 triệu máy tính cài đặt rải rác trên khắp mọi nơi trên thế giới, chỉ số Alexa trở thành một thước đo chuẩn mực trong việc đánh giá mức độ phổ biến của các website trên phạm vi toàn cầu. Tất nhiên, đây chỉ là một khái niệm mang tính tương đối, vì số người dùng Alexa Toolbar chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cộng đồng hiện có hơn 1 tỷ người dùng Internet toàn cầu, tương đương chỉ hơn... 1%.

Trở thành một chỉ số biểu thị giá trị, đồng nghĩa việc tăng chỉ số Alexa Ranking trở thành một mục tiêu phấn đấu, một "món hàng" có thể mua bán, trở thành một dịch vụ phổ biến. Chỉ cần truy cập vào Google.com và tìm kiếm với 3 từ khoá "Alexa + ranking + booster", một danh sách hàng ngàn phần mềm và dịch vụ kích chỉ số Alexa sẽ mời chào bạn sử dụng. Các dịch vụ tư vấn để nâng chỉ số Alexa và thứ hạng tìm kiếm trên Google cho website cũng nở rộ, vì càng phổ biến, doanh nghiệp của bạn sẽ càng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, thông qua một hệ thống liên kết vô song là Internet. Các từ khoá như Search Engine cùng Submission hay Marketing cũng dẫn tới hàng loạt dịch vụ đăng ký website vào cơ sở dữ liệu của các máy tìm kiếm phổ biến trên Internet.

Chỉ số Alexa cao và thứ hạng tìm kiếm cao trong kết quả Google cũng là 2 yếu tố tương hỗ nhau. Kết quả tìm kiếm cao trong Google sẽ làm tăng số người truy cập vào website của bạn, qua đó sẽ giúp tăng chỉ số Alexa. Chỉ số Alexa cao ngược lại cũng sẽ giúp website của bạn thường xuyên được Alexa Toolbar giới thiệu với người dùng hơn, được nhiều website đặt đường link tới hơn, và sẽ được các phần mềm tìm kiếm tự động của Google tìm thấy nhiều hơn, dẫn tới vị trí trong bảng kết quả tìm kiếm cao hơn.

Làm thế nào để nâng cao thứ hạng Alexa?

Bạn nên tiến hành các chiến dịch quảng bá web site định kỳ nhằm thường xuyên thu hút khách truy cập web site, nâng cao chỉ số Reach. Trong web site, nên có các phần thông tin có giá trị cao, cập nhật để thu hút khách hàng thường xuyên quay lại web site, tăng Page views. Bạn cần bố trí nội dung, cấu trúc web site sao cho thu nhận được thật nhiều cú nhấp chuột của khách truy cập để tăng Page views nhưng vẫn mang lại cảm giác thoải mái, tiện lợi.

Các dịch vụ kích và tăng chỉ số chủ yếu sẽ dựa vào việc tư vấn và thiết lập các thẻ META và từ khoá KEYWORDS trên website để thu hút các phần mềm tìm kiếm tự động (robot) ngó ngàng tới, lưu từ khoá vào cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, cuộc chạy đua thứ hạng và kết quả tìm kiếm không dừng lại ở đó. Có cung khắc có cầu. Các script (đoạn mã lập trình được nhúng trong nội dung html của các website và kích hoạt khi người dùng truy cập vào) chuyên về tạo các truy cập ảo bắt đầu xuất hiện. Các phần mềm chuyên dụng để kích Alexa ranking, với một danh sách hàng trăm địa chỉ IP sẵn có cũng ra đời. Chỉ cần nhập một địa chỉ Internet nào đó, hàng chục ngàn truy vấn sẽ được phần mềm gửi liên tục tới các địa chỉ IP, và không ít trong số này là các máy tính có cài đặt Alexa Toolbar. Các gói tin mà phần mềm gửi đi được thiết kế rất tinh vi, để khi tới địa chỉ IP đích, gói tin đó tiếp tục ra lệnh cho máy tính truy cập tới địa chỉ Internet của website cần kích chỉ số Alexa.

Do cách tính toán trung bình thông minh của Alexa, nên các phần mềm này thực tế không tỏ ra hiệu quả. Vài trăm địa chỉ IP không đủ để làm thay đổi thứ hạng Alexa ngay lập tức được. Nếu muốn có thay đổi đáng kể, số IP (sẽ được hiểu là người dùng web) cần huy động sẽ phải từ hàng chục tới hàng trăm ngàn, chưa kể phần mềm sẽ phải hoạt động liên tuc trong nhiều tháng trời, thậm chí là hàng năm, để cải thiện giá trị chỉ số trung bình. Tuy nhiên, hiện vẫn rất có nhiều dịch vụ trên Internet cam kết sẽ tăng chỉ số Alexa trong vòng 1-2 tháng, nếu không thành công thì... không lấy tiền.

Ý nghĩa của Alexa với website tiếng Việt

Đa phần các webmaster (người quản lý các website) cho rằng nếu để đánh giá các website tiếng Anh, thì Alexa có thể là một chỉ số phản ánh khá chính xác. Tuy nhiên, nếu như với các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, thì Alexa chỉ là một giá trị tham số phản ánh một phần, chưa chính xác.

Hơn 10 triệu máy tính cài đặt Alexa Toolbar trên toàn cầu là nguồn cung cấp thông tin chính để đánh giá các website. Tuy nhiên, số lượng các máy tính cài đặt thanh công cụ này tại Việt Nam chưa đáng là bao, đơn giản vì Amazon.com chưa có kênh bán hàng trực tuyến tới Việt Nam. Hơn nữa, các máy tính từ quốc gia khác truy cập tới các website tiếng Việt cũng là thiểu số, vì chủ yếu là của những người Việt có khả năng đọc hiểu Việt ngữ.

Làm thế nào để xem thứ hạng Alexa:

Bạn có thể sử dụng Alexa Toolbar – thanh công cụ hỗ trợ người dùng duyệt web: >>tải Alexa Toolbar.

Bạn có thể trực tiếp vào Trang chủ của Alexa để biết thêm chi tiết, và xem thứ hạng website của mình.

Sau khi cài đặt Alexa Toolbar, Các phần mềm chống spyware có thể nhận diện Alexa Toolbar như một phần mềm gián điệp, vì phương thức hoạt động của nó là sử dụng cookies để theo dõi toàn bộ các hoạt động truy cập website của người sử dụng. Tuy nhiên, có thể coi Alexa Toolbar là một spyware lành tính, vì nó coi người dùng như những thành viên không xác định danh tính tham gia vào việc xếp hạng các website.

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

Những điểm nên, không nên khi soạn nội dung website

Bạn đang băn khoăn để soạn 1 một nội dung thật ngắn gọi và súc tích, thu hút người đọc và nếu lên được vấn đề cần nói...Sau đây là một số điểm nên và không nên khi soạn nội dung cho website

1. Lợi ích

Hãy bắt đầu với những lợi ích thuyết phục nhất của trang web của bạn và chuyển nó thành một tiêu đề nét đậm. Đừng bắt đầu bằng khẩu hiệu chào đón không có nghĩa gì cả.

Kém: Chào mừng bạn đến với cửa hàng đồ trang sức của chúng tôi.
Tốt: Nhà thiết kế thủ công đồ trang sức bạc.

2. Sự cảm thông

Hãy tập trung vào nhu cầu của những khách hàng ghé thăm trang web của bạn và những triển vọng. Đừng nói về khó khăn của bạn đầu tiên.

Kém: Trang web này được đưa ra vào 2 ngày trước đây, vì vậy xin hãy bỏ qua những thiếu sót.
Tốt: Xin hãy liên hệ với dịch vụ khách hàng của chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.

3. Sự nhất quán

Đừng dựa theo một kiểu mẫu định dạng nhất định cho trang web của bạn. Đừng làm cho nó trông như một bức tranh minh họa lòe loẹt với 10 phông chữ và 20 mầu sắc.

Kém: Sử dụng nhiều mầu khác nhau trong mỗi đoạn và các kiểu chữ và các cỡ chữ khác nhau cho mỗi tiêu đề.
Tốt: Một mầu chữ và một cỡ chữ cho mỗi văn bản và chỉ một mầu chữ và một cỡ chữ cho các dòng tiêu đề (Arial và Verdana được coi là những phông chữ thích hợp nhất cho nội dung trang web).

4. Sự đơn giản

Làm cho nội dung trang web của bạn trở nên đơn giản. Đừng sử dụng những từ ngữ gây khó hiểu để khách hàng có thể hiểu được thông điệp của bạn ngay lập tức. Họ sẽ không muốn mất nhiều cố gắng để hiểu được nội dung đó nếu những từ ngữ đó quá trừu tượng. Họ sẽ ngay lập tức thoát ra khỏi trang web của bạn và có thể bạn sẽ mất đi một khách hàng tiềm năng.

Kém: Mặc cho tình trạng của họ hiện nay, các nhà cạnh tranh bền bỉ vẫn đi đến thất bại do sự lạc lõng hoàn toàn của họ.
Tốt: Các nhà cạnh tranh còn thiếu các kỹ năng để thành công.

5. Kiểm tra cẩn thận

Hãy kiểm tra nội dung trang web của bạn cẩn thận từ việc xem có thiếu cái tiêu đề hay biểu tượng đầu dòng nào không. Hãy làm cho khách hàng biết được ngay lập tức điều mà bạn muốn nói với họ. Đừng đưa khối văn bản lớn vào trang web của bạn vì người ta sẽ không thể đọc hết được và nó thật tẻ nhạt.

Kém: Một khối văn bản không hề chia đoạn, không có các tiêu đề hay các điểm đánh dấu đầu đoạn.
Tốt: Văn bản phải được chia thành các đoạn và có tiêu đề cùng các kí hiệu đánh dấu đầu dòng.

6. Sự ngắn gọn súc tích

Khi viết nội dung cho trang web của bạn cố gắng càng ngắn gọn và súc tích càng tốt. Đừng lặp đi lặp lại về một chủ đề mà nó cung cấp những chi tiết không liên quan vì điều đó sẽ không thu hút khách hàng.

Kém: Một câu chuyện lịch sử dài 400 từ về thành tựu đạt được của công ty bạn.
Tốt: Một vài điểm đánh dấu đầu dòng liệt kê các thành tựu lớn.

7. Sự thú vị

Viết theo một phong cách thú vị và thân thiện. Đừng làm cho nó trở nên buồn tẻ và bâng quơ. Phải làm cho khách hàng thích đọc nội dung trang web của bạn và bị cuốn hút vào đó.

Kém: Công ty của chúng tôi là một công ty rất có năng lực, đáng tin cậy và chúng tôi hoạt động quanh năm. Chúng tôi cũng có một danh mục các khách hàng rất ấn tượng mà trước đây chung tôi từng làm cho họ. Rõ ràng chúng tôi là sự lựa chọn tốt nhất của bạn.
Tốt: Những lý do khiến chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn:
- Dịch vụ khách hàng lớn.
- Giá cả cạnh tranh
- Kinh nghiệm rộng lớn.

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

Tốc độ website (site speed) - yếu tố quan trọng xếp hạng website

Có khá nhiều điều mới mẻ Google đưa ra thời gian gần đây. Đầu tiên là việc bật mí về phiên bản thử nghiệm của một công cụ tìm kiếm mới tên gọi Google Caffeine. Và giờ chúng ta còn được biết đến một yếu tố xếp hạng website mới mà Google chuẩn bị đưa vào hệ thống thuật toán của họ - đó là tốc độ website (site speed). Thông tin này vô cùng đáng chú ý với những webmaster, ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn.

Site speed - tốc độ website

Thông tin này được tiết lộ bởi chuyên gia Matt Cutts, trưởng bộ phận anti-spam của Google. Trong một cuộc phỏng vấn với WebProNews, ông cho biết: "Nếu site của bạn có tốc độ nhanh, bạn sẽ được đánh giá cao, đồng nghĩa với có thêm lợi nhuận, và ngược lại, người truy cập sẽ chẳng hào hứng chút nào khi gặp phải 1 website chậm khủng khiếp."

Điều có có nghĩa rằng Google sẽ đẩy những site có tốc độ nhanh lên vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm, trong khi những site chậm hơn sẽ khá là chật vật trong cuộc cạnh tranh giành thứ hạng này.

Khi nào thì yếu tố tốc độ chính thức vào cuộc:
Cho đến nay vẫn chưa có phát ngôn chính thức nào từ Google cho biết khi nào thì site speed sẽ được giới thiệu với tư cách một yếu tố xếp hạng. Có vẻ hợp lý hơn khi Google tung ra yếu tố mới này cùng với Google Caffeine dự định ra mắt vào đầu năm 2010. Việc cập nhật Caffeine hầu như liên quan đến vấn đề tốc độ: xác định tốc độ chung, tốc độ đưa ra kết quả search và kinh nghiệm tra cứu nhanh. Vậy nên sẽ hợp lý và sáng suốt khi Google giới thiệu yếu tố xếp hạng tốc độ trong Caffeine. Thực ra vấn đề không nằm ở việc chính xác khi nào Google bắt đầu sử dụng yếu tố tốc độ , mà là liệu bạn sẵn sàng cho sự thay đổi của trò chơi hay chưa? Kể từ khi sớm nắm bắt được thông tin này, bạn hoàn toàn có đủ thời gian kiểm tra thời gian loading site và sớm có những phục kịp thời trước khi cuộc chơi chính thức diễn ra những chuyển biến. Và đây là những cách bạn có thể thực hiện để cải thiện điều này:


Website của bạn đã đủ nhanh?
Dễ nhận thấy rằng tốc độ website không thể xem là một chỉ số tuyệt đốt. Thời gian loading site trung bình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các phân ngách lĩnh vực. Chẳng hạn những trang trữ liệu ảnh và video sẽ mất nhiều thời gian load hơn là những trang blog và tin tức với văn bản chữ thông thường. Vì vậy tốc độ site là một chỉ số tương đối chỉ có thể áp dụng đối với những trang cạnh tranh nhau thuộc cùng một lĩnh vực. Đừng nên quá lo lắng cố gắng trở thành một website tốc độ cao nhất trên internet. Điều bạn thực sự cần quan tâm là liệu rằng tốc độ loading website của bạn có theo kịp các đối thủ không.


Kiểm tra tốc độ site của bạn:
Chỉ cần sau vài ngày nghe được thông tin về yếu tố tốc độ này và trên internet đã có ngay một công cụ đặc biệt cho phép bạn kiểm tra tốc độ loading website của mình và so sánh kết quả với 10 website xếp đầu hạng đối với cùng từ khóa bạn chọn. Công cụ đó là Website Auditor, một công cụ tối ưu hóa onpage của Link-Assistant.com. Công cụ Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm này được thiết kế cho việc tối ưu hóa onpage và phân tích các top10 site. Nó cho phép bạn phân tích những site được xếp hạng top10 trong phạm vi thị trường của mình để rồi biết rõ hơn làm thể nào những anh chàng đó lại được xếp hạng đầu và thủ thuật tối ưu hóa onpage nào mà bạn có thể mượn họ để áp dụng cho website của mình.

Chạy thử kiểm tra đối với website site-reference.com sử dụng từ khóa "search engine optimization articles" ta có được kết quả có được như sau:



Bạn có thể thấy rõ rằng thời gian load của site-reference.com gần như nhanh hơn 40% so với thời gian trung bình của đối thủ cạnh tranh. Nó có thể kém đôi chút so với một số website trong danh sách liệt kê nhưng nhìn chung thì hoạt động tổng thể của site này là vượt trội hơn hẳn. Điều này có nghĩa rằng sự thay đổi sắp tới sẽ đẩy reference.com lên cao hơn trong bảng xếp hạng.

Vậy còn site của bạn? Hãy kiểm tra site speed của bạn và xem xem liệu rằng bạn có sẵn sàng cho hệ thống xếp hạng mới không. Download công cụ tối ưu hóa on-page miễn phí này để biết đã đến lúc cải thiện tốc độ website của bạn hay chưa?

Site speed - tốc độ website

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2010

Cực quang kỳ ảo trên bầu trời

Cực quang Borealis (thuật ngữ chỉ cực quang ở các vĩ độ bắc của trái đất) trên bầu trời thành phố Saskatoon của Canada.
Thường những người sống gần với Bắc cực mới nhìn thấy cực quang Borealis, nhưng bão mặt trời có thể kéo chúng xuống phía nam.
Mưa sao băng xảy ra đồng thời với cực quang ở Saskatoon, Canada.
Bầu trời cực quang ở Grand Portage, Minnesota, Mỹ.
Bầu trời Minnesota trông như bao phủ mây mù nhưng thực tế mây không hề xuất hiện cho đến khi cực quang tan đi mất.
Mặt trăng lấp ló sau cực quang ở Grand Portage.
Ánh sáng rực rỡ trên bầu trời ở Cochrane, Alberta, Canada.
Cảnh trời đêm rực rỡ ở Chippewa Falls, Wiscosin, Mỹ.

(Ảnh: ABC News)

Cách tạo và chèn Facebook Like Box vào Blogspot

Bạn là một tín đồ của Blogger và Bạn đang là thành viên tích cực trên Facebook? Bạn muốn chia sẻ những thông tin của mình đến tất cả bạn bè? Bạn muốn kết nối và chia sẻ cùng bạn bè trên cộng đồng mạng?



Hiện nay, Facebook cung cấp rất nhiều công cụ để bạn có thể dễ dàng chia sẻ những bài viết, ứng dụng của bạn từ Blog lên Facebook và ngược lại. Những công cụ này đã và đang rất phổ biến và được nhiều Blogger sử dụng để thu hút sự quan tâm của bạn bè trên Facebook, hướng họ đến với Blog của mình.



Một trong những công cụ mà Facebook cung cấp là “Like Box”. Like Box như một trang Facebook thu nhỏ. Trong đó thể hiện Fans Page và những bài đăng trên trang Facebook riêng của bạn. Khi chèn Like Box vào Blog, bạn bè của bạn có thể xem nhanh nội dung trang Facebook của bạn và họ có thể kết nối để chia sẻ với bạn thông qua nút “Like” (thích) ngay phía trên hộp thoại.



Để tạo nút Like Box cho Blog, trước tiên bạn cần có một tài khoản trên Facebook và bạn cần tạo trang Facebook riêng.



Sau khi đã có tài khoản và trang Facebook riêng, bạn vào trang http://developers.facebook.com/docs/reference/plugins/like-box để bắt đầu.



Bạn chọn vào Like Box trong danh sách Plugin

Trang chủ sẽ xuất hiện như hình bên dưới

Tiếp theo, bạn vào trang Facebook riêng copy ID của trang.



Lưu ý: ID của trang chính là dãy số cuối cùng trên đường dẫn của trang.

Dán ID vào “Facebook Page ID” như trong hình bên dưới, hộp box sẽ thể hiện mẫu để bạn xem trước như trong hình:

Nhấn “Get code” để tạo code. Facebook tự tạo mã code để bạn chèn vào Blog.

Copy đoạn code trên vào đưa vào Blogspot. Để đưa vào Blogspot, bạn cần đăng nhập vào Blogger, chọn “Thiết kế”

Chọn “Thêm tiện ích”



Chọn tiện ích “HTML/ Javascrip” trong các tiện ích Blogspot cung cấp sẵn



Dán đoạn code vừa copy vào phần “Nội dung”



Lưu những thay đổi và vào Blog để xem kết quả.





Chúc bạn thành công!





Bài viết @ Xuân Hồng



Girls Generation - Korean