Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Thành công với mô hình phòng bay nhân tạo

Sự có mặt của những doanh nhân trong quân ngũ có thể là mối đại họa. Song trong lực lượng đặc nhiệm thì đây lại là điều tối quan trọng. Họ rất cần đến những con người có thể nghĩ ra việc và biết cách thực hiện công việc đó trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Đứng trong hàng ngũ, nghe theo mệnh lệnh và làm theo quy định – những lý do khiến người ta nghĩ rằng quân đội không phải là chỗ cho doanh nhân. Song với Bill Adams thì ngược lại. “Tôi đã có 21 năm được làm việc trong môi trường kinh doanh năng động nhất – đó là đơn vị đặc nhiệm của lục quân Mỹ (còn gọi là đội quân mũ nồi xanh)” – ông cho biết. “Sự có mặt của những doanh nhân trong quân ngũ có thể là mối đại họa. Song trong lực lượng đặc nhiệm thì đây lại là điều tối quan trọng. Họ rất cần đến những con người có thể nghĩ ra việc và biết cách thực hiện công việc đó trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Bill Adams
Chẳng thế mà anh lính Adams xưa kia chỉ muốn làm kinh doanh sau khi nghỉ hưu năm 2004. Ông mở công ty phân tích rủi ro cho các sân vận động và những nơi công cộng khác. Sau khi bán công ty đó, ông lại đầu tư vào một công ty thử nghiệm máy bay và tham gia điều hành trong hai năm. Trong phi vụ làm ăn tiếp theo năm 2008, Adams quyết định phải mở cái gì đó vui vui.
Ông và vợ - Lysa – nảy ra ý tưởng xây dựng một khu giải trí iFly (tôi bay) trong đó lắp những ống gió công suất cực mạnh cho những người thích thực hành kỹ thuật nhào lượn trên không hay đơn giản chỉ là thử cảm giác bay bổng như đang ở trên trời thật. Cũng chẳng có gì lạ bởi hai vợ chồng ông vốn nên duyên từ chỗ đáp của những cú nhảy dù từ trực thăng và đều không ít hơn vài nghìn lần thực hiện những cú nhảy như thế.

Mặt tiền khu giải trí iFly

Khi đã sẵn sàng để mở cửa khu giải trí của mình ở Seattle – quê của cả hai vợ chồng – thì xảy ra suy thoái kinh tế, khoản tiền định vay để khởi nghiệp của họ tan thành mây khói. Thế nhưng thay vì đầu hàng, họ vẫn tiếp tục và đến tháng 9/2011 thì khu iFly hoàn thành với tổng tiền đầu tư là 10 triệu USD. Từ đó đến nay, không lúc nào khu giải trí này vắng khách và kế hoạch của đôi vợ chồng Bill, Lysa là cứ năm rưỡi lại mở thêm một địa điểm mới cho đến khi ‘phủ sóng’ khắp cả nước thì thôi.
Dưới đây là trả lời phỏng vấn báo chí của cặp vợ “ham kinh doanh” này về mô hình làm ăn rất mới của họ.
Ông bà đã có những trải nghiệm thực. Vậy cảm giác trong ống gió thế nào, có giống thực không?
Bill: Lần đầu tiên tôi được tập trong ống gió là ở căn cứ không quân Wright-Patterson năm 1988 – hồi ấy môn này vẫn còn là bí mật quốc gia. Ống tập cũng chẳng có gì ngoài một động cơ máy bay C-130 cũ kỹ và một hàng rào mắt cáo bao quanh. Nhưng tập được một tuần thì thấy mê luôn. Cả đời tôi chưa bao giờ thấy thích cái gì đến thế. Lúc ấy chỉ nghĩ giá mà có ai đó cải tiến công nghệ này phục vụ cho giải trí thì hay biết mấy.
Lysa: Khi Bill nói với tôi về trò chơi nhào lộn trên không trong nhà. Tôi liền nghĩ lẽ ra ai cũng phải có một cái ngoài vườn của họ mới đúng. Khi ông ấy bắt đầu đưa khách đến iFly ở Arizona, tôi tỏ vẻ ghen tị và bảo ông ấy “Anh phải thiết kế cho em một cái đấy”. Thế mà ông ý làm thật.
Bên trong khu giải trí iFly
Làm thế nào mà ông bà gom được tiền để đầu tư trong bối cảnh thị trường tín dụng như thế?
Bill: Mặc dù nguồn vay ban đầu của chúng tôi bất thành nhưng với chất lính đặc nhiệm đã ăn vào máu, chúng tôi quyết không lùi bước. May mắn sao tôi tìm được vài người bạn muốn chung vốn và cả một ngân hàng sẵn sàng tài trợ cho những khách hàng như tôi – đó là ngân hàng Foundation Bank.
Người thẩm định của ngân hàng này đã từng đến thăm nhà máy sản xuất máy bay trực thăng của tôi ở Arizona và thậm chí đến cả Alaska khi tôi muốn mở thêm công ty ở đó. Cô ấy tìm hiểu tường tận ý định của chúng tôi và  xem thử cơ sở vật chất của một khu ống gió khác. Sau đó cam kết đầu tư được đưa ra mà nếu là một ngân hàng bình thường khác thì câu trả lời chắc chắn sẽ là không.
Đối tượng sử dụng ống gió?
Lysa: ngày nghỉ, ngày lễ thì khách hàng của chúng tôi chủ yếu là các ông bố, bà mẹ và tụi trẻ. Nhưng iFly được xây dựng chủ yếu vẫn là để phục vụ những người đam mê môn thể thao nhào lộn trên không và mục tiêu chúng tôi là làm iFly hoạt động hết công suất. Chúng tôi sẽ thuê những quán quân của môn thể thao này và mở lớp đào tạo cho dân nhảy dù chuyên nghiệp vào những giờ ít khách.
Thậm chí chúng tôi còn định bí mật đưa cả quân đội vào đây tập lúc sáng sớm. Nếu bạn là dân chuyên, đây là chỗ bạn mài giũa kỹ năng của mình. Nếu bạn mơ ước trở thành dân chuyên, đây là chỗ để bạn bắt đầu. Còn nếu bạn chỉ muốn trải nghiệm cảm giác bay trên bầu trời, đây là chỗ bạn tìm thấy cảm giác ấy.
Có bao giờ niềm đam mê của ông nguội bớt ?
Bill: Chẳng bao giờ. Ngày nào chúng tôi cũng bay, trước hoặc sau khi mở cửa. Mấy đứa nhà tôi cũng đến bay vào cuối tuần. Bận làm ăn nên chúng tôi cũng không có thời gian tham gia nhảy dù ngoài trời. Ấy thế mà kỹ năng bay của chúng tôi lại ngày càng tốt hơn đấy.

Sưu tầm: kienthuckinhte.com

Link to full article

Chủ tịch Las Vegas Sands: "Tôi không kiếm tiền của người nghèo"

Chia sẻ dự định đầu tư vào Việt Nam, Chủ tịch Las Vegas Sands - Sheldon Adelson cho biết mục đích khi mở sòng bạc không phải để kiếm tiền của người nghèo. Tỷ phú 78 tuổi này cũng không bao giờ vào chơi tại các casino.

- Sau Singapore, Las Vegas Sands đang dự định đầu tư lớn vào Việt Nam. Đâu là nguyên nhân khiến ông và các đồng sự đưa ra quyết định này?

- Lý do duy nhất là nhu cầu của Việt Nam rất hòa hợp với chuyên môn của chúng tôi. Việt Nam muốn thúc đẩy du lịch và thị trường kinh doanh hội nghị, hội thảo, trong khi đây lại chính là chuyên ngành phát triển của Tập đoàn Sands. Chúng tôi chuyên xây dựng và điều hành các khu nghỉ dưỡng phức hợp. Trong khi đó Việt Nam lại chưa có loại hình khu du lịch này.

- Khu nghỉ phức hợp mà Las Vegas Sands luôn bao gồm các sòng bạc nhưng ở Việt Nam khung pháp lý cho casino chưa rõ ràng và người Việt không được vào chơi. Điều này tác động như thế nào tới quyết định đầu tư của Las Vegas Sands?

- Trung tâm vui chơi có thưởng (gaming center) là một yếu tố không thể thiếu cho các khu nghỉ dưỡng phức hợp của chúng tôi, nếu được xây dựng. Đó là hợp phần cần thiết, hay nói đúng hơn là nơi duy nhất mang lại nguồn lợi để có thể hỗ trợ cho các khu vực không mang lại lợi nhuận khác như các khu trung tâm hội nghị, hội thảo, các khu bảo tàng...

Tất nhiên, khu vực sòng bài có vị trí rất khiêm tốn. Các bạn không thể chỉ là đơn thuần bước vào khu nghỉ dưỡng và thấy luôn sòng bài. Như ở Singapore, diện tích casino chỉ chiếm 2% khu phức hợp. Còn tại Venetian Macau, nơi người ta gọi là sòng bạc lớn nhất thế giới thì diện tích cũng chỉ chiếm 4% khu phức hợp.

Ở Việt Nam, các bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn việc muốn có sòng bài hay không. Nhưng nếu chúng tôi xây dựng khu phức hợp nghỉ dưỡng thì casino là yếu tố cần bởi nó sẽ bổ trợ tài chính cho các hợp phần khác không tạo ra tiền bạc như nhà hát, bảo tàng...

Bộ luật Hình sự hiện hành (1999) nghiêm cấm công dân Việt Nam đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức. Nếu thực hiện hành vi này một cách chuyên nghiệp thậm chí có thể bị phạt tù. Tuy vậy, hiện Bộ Tài chính đang soạn thảo quy chế kinh doanh casino và trò chơi có thưởng.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã và đang xem xét cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài xây dựng một số dự án du lịch - casino lớn tại Phú Quốc, New City (Phú Yên), Silver Shores, Furama (Đà Nẵng), Nam Hội An, Hoàng Đồng (Lạng Sơn), Hồ Tràm và Saigon Atlantic (Vũng Tàu)...

- Đánh bạc vẫn là hoạt động được coi là bất hợp pháp tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ông nghĩ sao khi đầu tư vào một hoạt động “ngoài luồng” như vậy?

- Nếu người Việt Nam nghĩ vào sòng bài là xấu, vậy tại sao chơi xổ số lại được coi là hết sức bình thường và hợp pháp? Trên thực tế, khi vào sòng bài, bạn đánh cược một USD, và nhận lại cả một USD nếu thắng. Còn theo một thống kê bình quân khi chơi xổ số, nếu bạn đánh cược một USD, thì phần thưởng khi thắng cuộc chỉ có 50 cent trong khi cơ hội để chiến thắng chỉ là 1/100.000.

Điều tôi muốn nói hơn là mọi quốc gia đều tồn tại những sòng bài trái phép, nơi chính phủ không thể thu thuế và thường phát sinh các tệ nạn xã hội. Việt Nam không phải trường hợp cá biệt. Ngay như Singapore cũng từng cấm đánh bạc. Tuy nhiên, Chính phủ nước này sau đó đã thay đổi và cho phép mở ra các casino vì họ hiểu đây là một yếu tố cần thiết để bổ trợ cho các hợp phần khác của khu phức hợp nghỉ dưỡng - vốn không tạo ra lợi nhuận.

- Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép mở sòng bạc hợp pháp sẽ tác động tiêu cực tới xã hội, đặc biệt là tầng lớp người nghèo. Các ông sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

- Dù là xây dựng khu nghỉ dưỡng phức hợp hay bản thân casino thì đối tượng mà chúng tôi nhắm tới doanh nhân và du khách sang trọng. Chúng tôi không muốn kiếm tiền từ người nghèo. Ngược lại, casino có thể giúp cải thiện cuộc sống của tầng lớp này bằng cách tuyển dụng họ vào làm việc, thay vì trở thành những người chơi bài. Trung bình, các khu phức hợp của Sands tuyển dụng khoảng 12.000 - 14.000 nhân viên, cả trực tiếp lẫn gián tiếp.

Còn để hạn chế việc người dân tham gia đánh bạc thì tôi nghĩ cách làm tại Singapore khá phù hợp. Cùng với Chính phủ, chúng tôi đặt ra mức phí 100 USD để vào cửa với mỗi người bản xứ. Còn khách du lịch thì được vào cửa tự do. Như vậy sẽ hạn chế được tình tình trạng người nghèo tham gia đánh bạc.

Venetian Macau - casino do Las Vegas Sands xây dựng. Ảnh: Opentravel

- Nếu được cấp phép, ông có thể chia sẻ về quy mô cũng như thời gian thực hiện dự án tại Việt Nam?

- Las Vegas Sands không hạn chế số tiền đầu tư cho 2 khu phức hợp mà chúng tôi dự kiến thực hiện ở Hà Nội và TP HCM. Một phần vì chưa tính toán được chi phí xây dựng tại Việt Nam, phần khác vì chưa quen với việc triển khai dự án tại đất nước nơi lạm phát đến gần 20% một năm. Nhưng chúng tôi sẵn sàng làm mọi việc cho dự án này. Nếu mỗi khu cần đầu tư khoảng 2 tỷ USD, chúng tôi sẽ rất vui được xây dựng nó. Nếu là 3 tỷ USD, thì cũng không không thành vấn đề. Còn kể cả lên tới 4 tỷ USD thì vẫn là khả thi.

Về thời gian xây dựng thì còn phụ thuộc vào quy mô cũng như quá trình cấp giấy phép. Chúng tôi thường xây dựng một khách sạn với khoảng 1.600 - 1.800 phòng như cũng có thể chỉ ở quy mô 600-800 phòng. Nhìn chung thì sẽ mất khoảng 6 tháng đến một năm để lên kế hoạch và thêm 2 năm nữa để xây dựng. Vì vậy, tổng thời gian có thể sẽ vào khoảng 3,5 năm để hoàn tất hợp phần đầu tiên. Tất cả mọi việc sẽ phụ thuộc vào việc Chính phủ sẽ quyết định khi nào nhưng tôi tin rằng Việt Nam rất quan tâm đến dự án mà chúng tôi theo đuổi.

- Là một tỷ phú, lại điều hành hệ thống sòng bạc lớn bậc nhất thế giới, ông có thường xuyên tới chơi tại các casino?

- Nhiều người sẽ không tin nhưng trên thực tế tôi không bao giờ vào chơi tại các sòng bài. Tuy vậy, khi khách hàng bước vào một casino, họ sẽ phải chơi với “ai đó”. “Ai đó” ở đây chính là tôi. Vì vậy, tôi sẽ không phản đối nếu ai đó gọi mình là con bạc lớn nhất thế giới.

Kỳ Duyên


Link to full article

Thiệp cưới điện tử- khi kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường

Nhờ trang tìm kiếm Google và “tiếng lành đồn xa”, ngay tháng đầu tiên, trang web của Franklin đã thu về 2,000 USD. Một năm sau, số tiền kiếm được lên tới 70.000 USD. Kể từ khi khai trương đến nay, Greenvelope đã gửi hơn 300.000 thiệp mời.


Sam Franklin


Chẳng phải sắp cưới hay ăn hỏi nhưng Sam Franklin vẫn dành phần lớn thời gian của mình trăn trở về ‘món’ thiệp cưới.
Ấy là vì anh chàng sinh viên khoa marketing và quản trị trường đại học Washington ở St. Louis đang dốc sức cho công việc kinh doanh khá là mới của mình.
Từ cuối năm 2010, ngay tại căn phòng ký túc xá đơn sơ và chật hẹp của mình, Franklin đã mở trang web Greenvelop chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế và gửi thiệp mời điện tử cao cấp cho đám cưới, hội thảo, hội nghị, lễ khai trương cửa hàng, khánh thành nhà, lễ rửa tội… - tất tần tật các loại sự kiện mang tính nghi thức.
Franklin nảy ra ý tưởng này khi đọc được trên tờ USA Today rằng năm 2008, các cặp tân lang, tân nương Mỹ gửi tới 1,2 triệu thiệp cưới điện tử qua Evite.com.
“Lúc đó, Evite gần như chiếm vị trí độc tôn trong ngành” – anh chàng người gốc Seatle (bang Washington) này nhớ lại. “Tôi đã rất bất ngờ khi biết người ta dùng Evite để gửi thiệp cưới”.
Giao diện trang web Greenvelope.com

Tin rằng nhu cầu đối với dịch vụ gửi thiệp điện tử cao cấp còn rất lớn, Franklin đã đầu tư số tiền 50.000 USD xây dựng các mẫu giấy mời và phần mềm mô phỏng cách mở thiệp giấy truyền thống. Một nửa số tiền này là do anh chắt bóp được từ thời trung học khi làm cọ rửa, vệ sinh và giao pizza, một nửa còn lại là vay của một người thân trong nhà.
Tháng 11/2010, Greenvelope được khai trương với 20 mẫu thiệp cưới. “Tôi thấy một thị trường tiềm năng. Song tất cả chỉ là nghĩ trong đầu chứ chẳng có tính toán, lập kế hoạch hay đặt mục tiêu chính thức gì cả. Tôi muốn rằng bằng chất lượng dịch vụ và sản phẩm, trang web của tôi sẽ tự đứng vững và ngày một phát triển” – Franklin chia sẻ.

Một mẫu thiệp cưới của Greenelope

Khác với các trang web miễn phí hay rẻ tiền khác, Greenvelope không nhận đăng quảng cáo trên trang web cũng như trong các thiệp mời bởi nó thường gây loãng thông tin và tạo cảm giác thiếu lịch sự, trang trọng, quý phái. Thay vào đó, Greenvelope tính phí dịch vụ gửi thiệp: dịch vụ trọn gói có mức khởi điểm là 100 USD (gửi cho tới hơn 300 khách – thêm khách thì thêm tiền nhưng hầu như không đáng kể).

Nhờ trang tìm kiếm Google và “tiếng lành đồn xa”, ngay tháng đầu tiên, trang web của Franklin đã thu về 2,000 USD. Một năm sau, số tiền kiếm được lên tới 70.000 USD. Kể từ khi khai trương đến nay, Greenvelope đã gửi hơn 300.000 thiệp mời.
Nhưng khi phân tích kết quả kinh doanh, Franklin (nay 21 tuổi) phát hiện ra rằng các cặp vợ chồng sắp cưới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số khách hàng của Greenvelope. Đáng ngạc nhiên là có rất nhiều doanh nghiệp đã dùng chức năng tùy chỉnh trên trang web để cải biên những mẫu thiệp cưới thành giấy mời cho sự kiện nào đó của họ. Với phát hiện thú vị này, Franklin đã bổ sung các mẫu thiệp mời cho doanh nghiệp kèm thêm các dịch vụ trọn gói (khởi điểm là 10 USD/tháng cho 50 địa chỉ email) trên Greenvelope.

“Ở thời mà ai cũng nỗ lực để bảo vệ môi trường thì việc dùng thiệp điện tử là một lựa chọn đúng đắn bởi nó hết sức ‘xanh’ trong khi vẫn đảm bảo tính riêng tư, sang trọng và lịch lãm của một chiếc thiệp giấy” – Paige Hamp –giám đốc quan hệ cộng đồng của công ty cung cấp dịch vụ kê đơn thuốc trực tuyến Allxxxs, người thường xuyên sử dụng Greenvelope để gửi thiệp mời trong nội bộ - nhận xét.

sưu tầm:kienthuckinhte.com

Link to full article

“Vượt lên chính mình”

Mô hình kinh doanh hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn) càng phát triển thì càng đẩy chợ truyền thống vào tình thế khó khăn. Khi nhiều người bi quan cho rằng đã đến thời điểm chợ rơi vào “sách đỏ”, thì tiểu thương đã có nhiều thay đổi để “vượt lên chính mình”.


Siêu thị: Ưu thế tuyệt đối


Tính đến hết năm 2011, TP.HCM có hơn 200 siêu thị lớn, nhỏ tại các quận, huyện, tăng gấp đôi so với năm 2005. Cùng lúc đó, số lượng các cửa hàng tự chọn cũng tăng gấp bốn lần. Ngược lại, số chợ truyền thống từ 300 chợ (năm 2005) đã giảm xuống còn 200 chợ.

Về mặt thương mại, hiện nay, kênh mua sắm hiện đại tại TP.HCM cũng đã chiếm đến 35% tổng doanh thu bán lẻ, tăng hơn gấp đôi so với mức 15% trong năm 2005 và cao hơn mức bình quân 21% của cả nước.

Theo số liệu của các công ty nghiên cứu thị trường, những năm gần đây, người tiêu dùng TP.HCM thích vào siêu thị mua sắm hơn là đi chợ. Ông Đào Sỹ Long, Phó ban Quản lý chợ Tân Định (Q.1), cho biết, hiện nay, mãi lực của chợ chỉ bằng khoảng 70 - 80% so với năm trước.

Kinh tế khó khăn ảnh hưởng nhiều đến sức mua ở chợ nhưng bên cạnh đó, một nguyên nhân không thể phủ nhận là sự cạnh tranh từ các siêu thị.

Theo ông Long, siêu thị có lợi thế là sự tiện lợi và những chương trình khuyến mãi liên tục diễn ra nên thu hút được khách hàng. Chính vì vậy, “dù chợ đã dùng nhiều biện pháp: tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, nâng cấp chợ theo hướng văn minh hiện đại hơn, tuyên truyền tiểu thương thay đổi phong cách mua bán..., nhưng vẫn không nâng được sức mua”, ông Long cho biết.

Ông Nguyễn Văn Ba, Trưởng ban Quản lý chợ Hòa Hưng (Q.10), thừa nhận, sức mua ở chợ nhiều năm nay càng lúc càng giảm. Thời điểm Tết vừa qua là một minh chứng.

Trong khi các siêu thị luôn nhộn nhịp khách kể từ đầu tháng Chạp thì chợ Hòa Hưng chỉ thật sự đông khách vào ba ngày cận Tết, nhưng khách đi chợ cũng chỉ mua thực phẩm tươi sống là chính. Nửa tháng trước Tết, sức mua chỉ tăng khoảng 20% so với những ngày bình thường trước đó.

Theo ông Ba, chính các siêu thị, cửa hàng tự chọn xuất hiện ngày càng nhiều đã thu hút một lượng lớn khách hàng của chợ.

Hiện chợ Hòa Hưng được “bao bọc” bởi ba siêu thị khá lớn là Big C Tô Hiến Thành, Maximark 3/2 và siêu thị Satra Sài Gòn. Các siêu thị này liên tục tung hàng khuyến mãi khiến chợ Hòa Hưng... càng thêm ảm đạm.

Chợ: Thay đổi để tồn tại

Dù có khó khăn nhưng hơn 200 chợ ở TP.HCM vẫn được duy trì đủ để đảm bảo cuộc sống cho hàng trăm ngàn tiểu thương cùng gia đình họ và vẫn giữ doanh thu đáng kể trong ngành bán lẻ.

Ông Ba cho biết, dù chịu áp lực từ nhiều phía, nhưng nhiều năm nay, chợ Hòa Hưng vẫn hoạt động bình thường là nhờ sự ổn định mức thuế từ các cơ quan chức năng, cùng với đó là Ban quản lý hỗ trợ tiểu thương vay vốn ngân hàng, còn tiểu thương thì thay đổi phong cách mua bán, xây dựng chợ theo hướng văn minh thương nghiệp...

Ở chợ Hòa Hưng hiện nay không còn chuyện nói thách, tất cả các quầy, sạp đều phải niêm yết giá rõ ràng, nguồn gốc hàng hóa cũng được đảm bảo hơn...

Tương tự, ở các chợ Bến Thành, Tân Định, Nguyễn Văn Trỗi..., chuyện cân thiếu, nói thách cũng bị triệt tiêu, tiểu thương cư xử nhẹ nhàng, hòa nhã với khách hàng.

Các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự... cũng được đảm bảo, mang đến sự an tâm cho người đi chợ.

Ngoài những điều trên, còn có nhiều lý do khiến những người làm công tác quản lý chợ vẫn tin tưởng vào sự tồi tại của các chợ truyền thống, đó là văn hóa chợ.

“Siêu thị sạch sẽ, mát mẻ nhưng không có văn hóa giao tiếp như ở chợ. Người ta đến chợ không chỉ để mua hàng, mà còn là gặp nhau để thăm hỏi, trao đổi thông tin và “cò kè bớt 1 thêm 2”. Đây là một nét đặc trưng của người Việt Nam và các bà nội trợ thường khó bỏ thói quen đi chợ mỗi ngày”, ông Long nói.

Không chỉ thế, chợ còn là nơi tập hợp tất cả các mặt hàng, từ hàng rẻ tiền đến hàng cao cấp, từ món quà quê cho đến cao lương mỹ vị.

Bởi thế, dù siêu thị có hàng chục ngàn chủng loại sản phẩm nhưng vẫn không thể sánh được với lượng hàng phong phú ở các chợ, đó là chưa kể những mặt hàng đặc sản mà chỉ ở các chợ mới có.

Đây cũng chính là lý do khiến một nữ quản lý cấp cao của một hệ thống siêu thị có tiếng trong cả nước vẫn dành những ngày nghỉ cuối tuần để đi chợ. Chị bảo: “Đi chợ có cái thú riêng của nó. Dù chợ không được sạch sẽ như siêu thị, nhưng tôi có thể tìm được tất cả những thứ mình thích, từ mớ tép đồng tươi roi rói cho đến bó rau quê non mượt... Những món này thì không một siêu thị nào có được. Và hơn thế, tôi còn được “sống” trong không khí “rất chợ” với những lời chào mời, thăm hỏi cùng những cách bán hàng khác nhau”.

Ngay như ông Pascal Billaud, Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Big C, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu thị, cũng khẳng định, hệ thống siêu thị không thể thay thế kênh phân phối truyền thống (chợ và các cửa hàng tạp hóa), mà cả hai sẽ cùng phát triển song song.

Tuy nhiên, để trường tồn thì các chợ phải linh động, có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ và các giá trị gia tăng khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và cạnh tranh với các cửa hàng lớn.

Vấn đề này cũng được Drew Taylor, một nhà báo nước ngoài, đặt ra trên Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần: “Khi chợ trong danh sách “đỏ”, không ai có thể đoán được tuổi thọ của chợ trong thời buổi này. Nhưng việc mất đi văn hóa chợ truyền thống sẽ dẫn đến sự mất mát văn hóa của người dân địa phương. Chính văn hóa địa phương ấy là thứ gắn chặt và làm nên thói quen kinh tế, xã hội của người Việt. Liệu người Việt có để điều quý giá này ra đi?”.


Link to full article

Social Media: Tăng 80% hiệu quả với Facebook Ad

Social Media: Tăng 80% hiệu quả với Facebook Ad

Vào cuối tháng 2 này, bên cạnh sự kiện facebook bắt đầu thay đổi giao diện fan page sang timeline thì gã khổng lồ này còn hé lộ một thông tin về việc cải tiến chất lượng quảng cáo trên mạng xã hội này. Với tham vọng tăng 40% khả năng tham gia tương tác của người (Engagement) dùng và 80% khả năng họ sẽ nhớ về thông điệp quảng cáo, Facebook đang cố gắng kéo xoá nhoà khoảng cách giữa người dùng với cái mà họ thường khá ghét khi online đó là quảng cáo ;)

Các nhãn hiệu có fan page cũng sẽ được lợi không kém khi việc cải tiến này được tập trung vào các mẩu quảng cáo cho fan page (Sponsor Story). Sponsor Story là loại quảng cáo facebook với nội dung là các post mà nhà quảng cáo (cũng là người chủ của fan page) đăng tại Wall của fan page.

Người dùng sẽ có thể thấy được bạn bè của họ đã tương tác ra sao với nội dung của các page tại vùng quảng cáo và like page ngay tại đó.

 Social Media: Tăng 80% hiệu quả với Facebook Ad

Họ còn có thể tương tác (comment, like, tham gia event…. ) ngay tại sponsor story – một loại hình quảng cáo tương tác mà không cần đòi hỏi tới rich media.

Social Media: Tăng 80% hiệu quả với Facebook Ad

Kể từ nay các định dạng quảng cáo trên facebook sẽ đa dạng và thú vị hơn khi bạn có thể đặt cả Photo (với thumbnail lớn hơn), Video, Staus, event và thậm chí là cả một bảng câu hỏi lựa chọn (questions) lên đó. Dưới đây là một số slide giới thiệu chi chung về đợt cải tiến này. Mời cả nhà cùng xem và chuẩn bị sử dụng nó cho việc quảng bá Online của mình nhé ;)

Facebook Premium Ads Overview

Mr Thắng@mrthang.net

Các bài viết liên quan


Link to full article

“Vua yến” xây “vựa yến”

Ông Võ Thái Lâm, Tổng giám đốc Công ty Yến Việt, xuất thân từ ngành thể thao nhưng lại được biết đến khi xây dựng Yến Việt, thương hiệu đang trên đà chinh phục mức doanh thu 1.000 tỷ đồng. Câu chuyện kinh doanh của ông là bài học thành công của một người nhìn được nhu cầu của thị trường.

“Doping” hợp pháp

* Sở hữu một trang trại nuôi yến quy mô lớn và một nhà máy chế biến yến chuyên nghiệp và hiện đại, ông được nhiều người gọi là “vua yến”. Danh hiệu này có làm ông thích thú?

- Trước khi là “vua yến” như mọi người gọi, tôi chỉ là một công chức bình thường trong ngành thể dục thể thao của tỉnh Ninh Thuận.

Có dịp tham dự một hội thảo về dinh dưỡng trong thể thao, tổ chức ở Malaysia, tôi mới biết, ở nước ngoài người ta gọi nước yến là thứ “doping” hợp pháp, mang lại nguồn dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, nhất là với vận động viên.

Biết Việt Nam cũng có trữ lượng yến khá cao nên tôi dành thêm thời gian tham quan, học hỏi mô hình nuôi yến trong nhà của các nước lân cận như Malaysia, Indonesia... và thấy mình cũng có thể làm được như họ.

Vì muốn thử sức mình nên tôi quyết định nghỉ hẳn việc công chức, tập trung xây dựng trang trại nuôi yến. Hơn 7 năm trong nghề, nhìn lại những gì đã làm được, tôi thực sự không nghĩ mình xứng đáng với danh hiệu “vua yến” như nhiều người hay đùa.

Nhưng tôi cũng thấy tự hào khi là doanh nhân đầu tiên đưa việc nuôi yến, chế biến các sản phẩm từ yến... vào quy mô mở và bài bản ở Việt Nam.

* Thời điểm ông bắt tay vào kinh doanh yến, những người đi trước đã là một cái bóng rất lớn trên thương trường, ông không thấy lo ngại sao?

- Nếu so sánh, 7 năm hoạt động của Yến Việt chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi so với hàng trăm năm khai thác yến của một thương hiệu khác.

Tuy nhiên, “độ tuổi” không phải là yếu tố để cạnh tranh trên thương trường. Với xu thế mở cửa của những năm 2000, doanh nghiệp tư nhân có những lợi thế nhất định. Chúng tôi không có nhân sự gián tiếp, ứng xử linh hoạt, uyển chuyển và nhất là có khả năng quyết định rất nhanh.

Tất cả những điều này doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn không có. Không cần xét đến việc cạnh tranh, thị trường yến cho đến bây giờ cung vẫn không đủ cầu. Tôi rất tự tin vào nghề vì biết thị trường là một khoảng đất trống màu mỡ, và mình có khả năng cung cấp.

* Thế nhưng ông lại bị dội một gáo nước lạnh...?

- Kinh doanh là con đường nở đầy hoa đúng là một ước mơ hão huyền. Tôi chỉ bất ngờ chứ không thất vọng khi tổ yến mình dày công nuôi đem ra thị trường lại được trả giá rất “bèo”, chưa bằng 1/3 giá thu mua từ các nơi khác.

Nhưng cũng nhờ thế tôi mới quyết tâm làm thương hiệu cho sản phẩm của mình vì đã hiểu ra sản xuất một mặt hàng không chỉ có chất lượng là đủ. Giá trị sản phẩm càng cao thì càng phải có thương hiệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Liệu cơm gắp mắm

* Với tần suất xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua, hình như ông không tiếc tiền cho các hoạt động quảng bá?

- Với ngành hàng tiêu dùng, khó nhất và cần nhất là làm thương hiệu. Chủ doanh nghiệp phải chọn kênh, chọn hình thức và cả thời điểm quảng bá sao cho thích hợp nhất mới mong hình ảnh sản phẩm và thương hiệu của mình đến được với công chúng.

Bình quân, Yến Việt chi khoảng 3 triệu USD/năm cho công tác quảng bá thương hiệu. Đây là giai đoạn chúng tôi đang muốn mở rộng phạm vi thương hiệu của Yến Việt, không chỉ quốc gia mà còn là quốc tế.

* Trong tình hình kinh tế không mấy sáng sủa như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp chỉ dám đặt ra mục tiêu huề vốn, còn Yến Việt thì sao, thưa ông?

- Không chỉ là khó khăn, đây còn là giai đoạn sàng lọc doanh nghiệp một cách triệt để nhất. Với mức lãi suất vay ngân hàng lên đến 17 - 20% như hiện nay, doanh nghiệp phải lựa chọn một trong hai kịch bản.

Một là nằm im, cầm cự cho qua lúc khó khăn và chờ đợi thời cơ, bởi có kinh doanh cũng rất khó đạt lợi nhuận hơn lãi suất.

Kịch bản khác là nhân khi thị trường còn đang “thiếu sáng” thì mạnh dạn đầu tư, mở rộng doanh nghiệp để khi kinh tế “ấm” trở lại mình sẽ trở thành đơn vị vượt trội, đối thủ cạnh tranh không thể bắt kịp mình.

Tất nhiên, muốn chọn kịch bản thứ hai, doanh nghiệp phải có tiềm lực kinh tế rất lớn và song song đó là khả năng rủi ro cũng rất cao. Quả là rất khó quyết định, tôi đã băn khoăn rất nhiều và cuối cùng vẫn quyết định chọn đối mặt với rủi ro.

* Thẳng thắn nhìn nhận thì nếu không có sự đầu tư của VinaCapital, ông có dám chọn giải pháp đó?

- Nếu không có khoản đầu tư của Vinacapital, thú thật là tôi không dám mạnh tay mở rộng sản xuất như hiện nay, nhưng không phải vì vậy mà tôi chọn kịch bản nằm im.

Từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nay, Nhà nước cũng đã triển khai những gói hỗ trợ sản xuất với lãi suất 4% trong 2 năm. Lợi dụng gói kích cầu này, tôi liều bắt tay vào xây dựng nhà máy trị giá 3 triệu USD. Sau 9 tháng, nhà máy bắt đầu cho ra sản phẩm.

Khoản đầu tư của Vinacapital cũng đã giúp tôi thanh toán hết nợ nần.

* Đã có nhiều trường hợp nhà đầu tư không đi đường dài với doanh nghiệp hoặc mở rộng thị phần và giữ quyền kiểm soát..., ông có lường đến khả năng này?

- Những câu chuyện không suôn sẻ trong đầu tư không hiếm, nhưng tôi không lo sợ. Chúng ta phải thay đổi tư duy. Đây là câu chuyện của hai nhóm lợi ích theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và rủi ro là do một trong hai nhóm không thỏa mãn được nguyên tắc này.

Bản thân tôi, trong việc đầu tư của Vinacapital, ngoài tài chính còn có lợi về việc mở rộng thị phần do hưởng lợi từ phía khách hàng của Vinacapital.

* So với ngày trước chỉ kinh doanh bằng tiền của mình, nay kinh doanh thêm bằng tiền của người khác, liệu có khác biệt chút nào về mặt cảm giác không, thưa ông?

- Với tôi, tất cả những gì đầu tư vào Yến Việt đều là tiền của mình cả, không phân biệt. Tôi khá kỹ tính, mọi thứ đều phải tính toán chặt chẽ. Việc kinh doanh cũng vậy, phải liệu cơm mà gắp mắm nên khoản dư nợ cao nhất của tôi chỉ ở mức 30 tỷ đồng.

Khi làm việc với các quỹ đầu tư, tôi xác định nhà đầu tư không bao giờ hướng đến nhiều giá trị như doanh nghiệp, họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Khi các kênh đầu tư dễ kiếm lời như chứng khoán, bất động sản... bị ứ đọng, các quỹ đầu tư có xu hướng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Vậy thì mình phải làm sao sinh lãi tốt nhất cho họ là có thể yên tâm về “tiền người” rồi. Chuyện đó đơn giản hơn nhiều so với “tiền mình”, bởi doanh nghiệp ngoài lợi nhuận còn có vai trò và trách nhiệm xã hội nữa.

Giấc mơ thương hiệu quốc gia

* Nghĩa là Yến Việt thể hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng các hoạt động từ thiện?

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không gói gọn trong việc làm từ thiện. Tôi muốn đưa thương hiệu yến Việt Nam ra ngoài thế giới, một mục tiêu khá lớn mà nếu không hiểu, có thể nghĩ là tôi quá tham vọng.

Nhưng nếu tìm hiểu sẽ biết, yến Việt Nam được xem là có chất lượng cao nhất trên thế giới nhưng do chúng ta chưa biết làm thương hiệu quốc gia, chưa biết đưa sản phẩm kinh doanh ra đại chúng... nên tất cả chỉ nằm ở hai chữ tiềm năng.

Tôi đã gặp nhiều du khách đến Việt Nam muốn tìm mua yến, nhưng nguồn cung rất hạn chế.

Như vậy, vấn đề ở đây là phải làm sao để Việt Nam được biết đến như một “vựa” yến của thế giới, ai cần yến cũng sẽ nghĩ đến Việt Nam. Có xây dựng được một thương hiệu quốc gia như thế, các ngành khác, như du lịch chẳng hạn, cũng sẽ được hưởng lợi.

* Chất lượng đứng hàng đầu thế giới, nhưng theo ông, vì sao mà đến giờ yến Việt Nam vẫn chưa nổi tiếng?

- Nguyên nhân đầu tiên là ngành yến Việt Nam chưa có hiệp hội nên chưa có hoạt động quảng bá chung cho ngành. Quy mô sản xuất yến của nước ta cũng manh mún và nhỏ lẻ. Nhiều người nuôi yến theo phong trào vì thấy có thu nhập cao và trong ngắn hạn.

Trước đây cũng vậy và bây giờ cũng vậy. Bài học từ con tôm đã rất rõ: thấy nuôi tôm bán có giá, nhiều người đổ xô đào ao nuôi tôm, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, rồi dịch bệnh ở con tôm ngày một nhiều. Tôi lo điều này cũng có thể xảy ra với ngành nuôi yến.

Tất cả những hạn chế đó khiến ngành yến chưa thể phát triển được. Thật vô lý khi nước mắm Việt Nam đóng nhãn mác Thái Lan, Trung Quốc... thì lại vào được Wal-mart, còn nước mắm Việt chính hiệu thì chỉ quanh quẩn ở sân nhà.

Tất cả là do chúng ta không có thương hiệu, không có chiến lược. Tôi thấy bức xúc lắm nhưng vẫn tin thương hiệu Việt sẽ có chỗ đứng trong tương lai.

* Đó chính là lý do ông mạnh dạn đề ra mục tiêu năm 2015 doanh thu sẽ cán mức 1.000 tỷ đồng?

- Tiềm năng là một chuyện, khai thác để tiềm năng không còn... tiềm năng cũng quan trọng không kém. Đã có trữ lượng yến dồi dào hơn ngày trước, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải tạo ra các sản phẩm liên quan để phát triển chiều sâu của ngành yến.

Ví dụ như tạo thành các dòng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho khách hàng nữ giới, dòng sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em và người già... Yến Việt cũng vừa cho ra đời dòng sản phẩm tổ yến chưng sẵn có hương sen, hương dứa để làm mới và phong phú thêm sản phẩm của mình.

Kinh tế những năm qua khó khăn, phía trước vẫn còn khó khăn nhưng trong xã hội hiện nay, sức khỏe vẫn luôn được xem là quan trọng nhất. Cả thế giới cũng có nhu cầu này nên thị trường ngành yến rất rộng, chỉ sợ doanh nghiệp không có khả năng chinh phục.

Có một chi tiết nhỏ của thị trường nhưng đến bây giờ tôi mới ngẫm ra, trong những dịp lễ lạt, người châu Á, cụ thể là người Việt, rất thích tặng quà cho nhau nhưng thị trường quà tặng cũng giới hạn.

Trong khi đó, yến lại là sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng. Những tín hiệu nhỏ như thế từ thị trường giúp tôi thấy tự tin với con đường mình đã chọn.

Giữ lộc của trời

* Để đạt được giấc mơ của mình, cụ thể ông sẽ phát triển Yến Việt như thế nào trong thời gian tới?

- Dựa trên lợi thế có sẵn là nhà máy đã hoạt động ổn định, tôi sẽ tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu.

Ngoài tự nuôi yến trong trang trại và liên kết với bà con nông dân, cam kết đầu ra cho sản phẩm của họ để khuyến khích sản xuất, tôi đã đề xuất quy hoạch vùng nuôi chim yến ở ven sông Dinh, phường Tấn Tài, Ninh Thuận với quy mô khoảng 100 ha.

Đây sẽ là khu vực chúng tôi cùng hợp tác với nông dân nuôi yến, tạo nên một làng nghề yến cho khu vực. Làng nghề sẽ giải quyết được vấn đề việc làm và thu nhập cho nông dân, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho Yến Việt.

* Vì lòng tự hào về bản địa mà ông lập làng nghề ở nơi chôn nhau cắt rốn?

- Phan Rang là vùng đất thuận lợi cho việc nuôi yến vì công nghiệp chưa phát triển, nguồn thức ăn cho yến dồi dào và chi phí đầu tư cũng không cao. Tôi không lấy yếu tố quê hương làm cơ sở cho việc đầu tư của mình.

Nông dân vùng nào ở Việt Nam cũng khổ cực vì thiếu trình độ, thiếu điều kiện... Tôi chỉ mong vẽ giúp cho nông dân, dù đó là nông dân ở bất cứ địa phương nào, một con đường để họ thoát nghèo. Khi tỷ lệ người nghèo ít đi thì mặt bằng xã hội mới cải thiện hơn được.

Tôi quan niệm hơi tâm linh một chút là khai thác và kinh doanh yến là làm giàu từ nguồn lộc của trời. Nếu tôi chỉ giữ lộc cho mình, không chia cho mọi người thì lộc cũng sẽ bỏ mình mà đi.

* Ông “hưởng lộc trời”, kinh doanh cũng phát đạt nhưng vẻ bề ngoài của ông rất bình thường: quần áo giản dị, dùng điện thoại thuộc dòng sản phẩm phổ thông. “Đại gia” như ông, sao lại hà khắc với bản thân như vậy?

- Không thương bản thân thì không thể yêu thương bất cứ người nào khác. Tôi không hà khắc với bản thân, nhưng cũng không đặt giá trị con người mình ở vẻ bề ngoài. Khi vẫn còn sức sáng tạo, vẫn duy trì công việc có thể nuôi được nhiều người... là tôi thấy mình có giá trị.

Đâu phải cứ đi xe “xịn”, xài điện thoại “siêu” thì trở thành đại gia. Tôi chưa là đại gia, nhưng ước mơ của tôi là sẽ trở thành một đại gia theo đúng nghĩa của nó là sở hữu một thương hiệu có mặt ở khắp thế giới, chứ không phải đại gia kiểu tự thỏa mãn với một vài công ty, kinh doanh không vượt được ra ngoài lãnh thổ.

Tôi biết, nếu thỏa mãn cảm xúc thì hạnh phúc sẽ rất ngắn. Chỉ khi thỏa mãn được lý tưởng thì hạnh phúc mới lâu dài.

* Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Phương Quyên


Link to full article

Social Media: Tăng 80% hiệu quả với Facebook Ad

Social Media: Tăng 80% hiệu quả với Facebook Ad

Vào cuối tháng 2 này, bên cạnh sự kiện facebook bắt đầu thay đổi giao diện fan page sang timeline thì gã khổng lồ này còn hé lộ một thông tin về việc cải tiến chất lượng quảng cáo trên mạng xã hội này. Với tham vọng tăng 40% khả năng tham gia tương tác của người (Engagement) dùng và 80% khả năng họ sẽ nhớ về thông điệp quảng cáo, Facebook đang cố gắng kéo xoá nhoà khoảng cách giữa người dùng với cái mà họ thường khá ghét khi online đó là quảng cáo ;)

Các nhãn hiệu có fan page cũng sẽ được lợi không kém khi việc cải tiến này được tập trung vào các mẩu quảng cáo cho fan page (Sponsor Story). Sponsor Story là loại quảng cáo facebook với nội dung là các post mà nhà quảng cáo (cũng là người chủ của fan page) đăng tại Wall của fan page.

Người dùng sẽ có thể thấy được bạn bè của họ đã tương tác ra sao với nội dung của các page tại vùng quảng cáo và like page ngay tại đó.

 Social Media: Tăng 80% hiệu quả với Facebook Ad

Họ còn có thể tương tác (comment, like, tham gia event…. ) ngay tại sponsor story – một loại hình quảng cáo tương tác mà không cần đòi hỏi tới rich media.

Social Media: Tăng 80% hiệu quả với Facebook Ad

Kể từ nay các định dạng quảng cáo trên facebook sẽ đa dạng và thú vị hơn khi bạn có thể đặt cả Photo (với thumbnail lớn hơn), Video, Staus, event và thậm chí là cả một bảng câu hỏi lựa chọn (questions) lên đó. Dưới đây là một số slide giới thiệu chi chung về đợt cải tiến này. Mời cả nhà cùng xem và chuẩn bị sử dụng nó cho việc quảng bá Online của mình nhé ;)

Facebook Premium Ads Overview

Mr Thắng@mrthang.net

Các bài viết liên quan


Link to full article

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Người Việt lần đầu làm túi xách hàng hiệu

Lần đầu tiên những container hàng túi xách thời trang của một doanh nghiệp 100% vốn trong nước đã được xuất cho Coach (Mỹ) - một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới về túi xách thời trang.

Đó chính là Tập đoàn Thái Bình (TBS Group), đơn vị này đã trở thành nhà sản xuất thứ năm chuyên cung ứng mặt hàng túi xách thời trang cho thương hiệu nổi tiếng trên. Sự kiện này được ví như kỳ tích của ngành túi xách trong nước khi đã chạm được vào sân chơi toàn cầu.

Bốn tháng chạm đến giấc mơ

"Với túi xách thời trang, Coach luôn yêu cầu nhà cung cấp phải tham gia khâu phát triển sản phẩm. Làm tốt khâu này, TBS Group không chỉ nâng lên thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm mà còn được chủ động trong việc chọn nguyên liệu, tạo điều kiện tốt để kéo ngành công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển"

Trước khi Coach tìm đến, TBS Group là đơn vị có thâm niên gần 20 năm xuất khẩu giày cho các thương hiệu nổi tiếng như Decathlon, Skecher, DC... vào thị trường EU và Hoa Kỳ.

Coach thừa biết TBS Group chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực túi xách, nhưng sau khi xem xét quy mô, hệ thống và phong cách làm việc chuyên nghiệp của ban điều hành TBS Group, Coach đã đặt vấn đề liệu TBS Group có thể sản xuất túi xách thời trang hay không?

"Tôi bắt đầu mơ về tương lai của túi xách Việt có thể vươn ra thị trường thế giới - ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch TBS Group, hóm hỉnh nói - Tôi đã mất ngủ hàng tuần liền. Bài toán cứ vang mãi trong đầu tôi là nên làm hay không làm. TBS sẽ được gì, mất gì? Nhưng rồi linh tính của một người đã sống trên 20 năm trong ngành giày mách bảo tôi rằng phải làm". Cái lo của ông hoàn toàn có cơ sở vì trong gần 1 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu túi xách hằng năm, hầu hết đều từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Nếu tính cả thời gian Coach "ngắm nghía" TBS Group từ đầu năm 2011 đến khi hai bên chính thức ký hợp đồng hợp tác vỏn vẹn chỉ có bốn tháng. Nhưng để có bốn tháng "được" ngắm nghía đó, TBS Group phải chứng minh cho đối tác bằng uy tín của thương hiệu TBS, sự chuyên nghiệp trong  sản xuất,... khi họ liên tục sang Việt Nam kiểm tra năng lực.

Đầu tháng 4/2011, TBS Group đã thuyết phục được Coach bằng dự án xây dựng nhà máy sản xuất túi xách mới toanh theo đúng tiêu chuẩn toàn cầu mà Coach đề ra với quy mô 3.000 công nhân, bao gồm cả xưởng thiết kế và sản xuất mẫu. Không giống như ngành da giày hay may mặc, toàn bộ thiết bị sử dụng và công nghệ sản xuất cho nhà máy phải được đầu tư mới và rất đắt tiền.

Tháng 5/2011, nhà máy chính thức được khởi công, hợp đồng thử nghiệm đầu tiên 20.000 sản phẩm túi xách được giao trong tháng 10/2011 từ một xưởng nhỏ sản xuất thử. Theo kế hoạch, Coach sẽ mua hàng triệu sản phẩm theo năng lực sản xuất của TBS Group trong các năm tới, với công suất dự kiến có thể lên đến 5 triệu sản phẩm/năm.

Với giá xuất khẩu bình quân 40-50 USD/sản phẩm, nếu xét về mặt trị giá, rõ ràng sản xuất túi xách có mức doanh thu cao hơn hẳn so với sản xuất giày hoặc dệt may. Đại diện TBS Group tính toán doanh thu đạt được trên đầu người cho ngành túi xách sẽ cao hơn từ 30-50% nếu so với sản xuất giày.

Nắm bắt cơ hội

Nếu nhìn vào kế hoạch lâu dài mà Coach đặt kỳ vọng vào TBS Group khi dự kiến xây thêm nhà máy sản xuất túi xách thời trang thứ hai vào giữa năm 2012, nâng tổng công suất lên 7 triệu sản phẩm/năm, rõ ràng cơ hội đang đến không chỉ dừng lại với TBS Group. "Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nắm bắt các cơ hội tương tự như thế nào, cần biết chuẩn bị nguồn lực, từ tài chính đến con người một cách bài bản" - Ông Thuấn chia sẻ.

Để có thể tự tin trở thành đối tác của Coach và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu cho các thương hiệu nổi tiếng của thế giới, ông Thuấn cho biết TBS Group đã bỏ ra khá nhiều công sức để cải tổ và tái cấu trúc toàn bộ hệ thống doanh nghiệp mình, trong đó quan trọng nhất là phải cấu trúc lại các nguồn lực.

Mặt khác, để cạnh tranh được với các nhà sản xuất khác, theo ông Thuấn, việc đầu tư vào công nghệ thiết bị là hết sức quan trọng, đặc biệt là đầu tư vào các máy may lập trình để có đường may đẹp và chính xác. Giá một máy lập trình dao động từ 14.000-36.000 USD. Chưa kể vật liệu cho túi xách cao cấp nói chung chủ yếu là các loại da cao cấp, rất đắt tiền, dễ bị tổn hại trong quá trình sản xuất như trầy xước, biến chất.

Ông Diệp Thành Kiệt - Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam - cho rằng trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nắm bắt được cơ hội như TBS Group. "Với số vốn đầu tư cho một nhà máy không dưới 10 triệu USD, rõ ràng doanh nghiệp không những phải mạnh về kỹ năng điều hành mà còn phải mạnh về tài chính mới dám tham gia cuộc chơi này" - ông Kiệt nhận định.



Link to full article

Bí quyết làm giàu của "làng két bạc"

Ở Hà Nội, tốc độ đô thị hóa cao khiến nhiều nông dân không còn đất, phải tha phương với những nghề nghiệp khác, nhất là từ khi Hà Tây sáp nhập về Thủ đô. Nhưng không phải đô thị đã đẩy lùi tất cả. Ở một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Hoài Đức, người nông dân vẫn sống “khỏe” trên mảnh đất của mình bằng nghề làm két sắt. Mỗi tháng, trung bình mỗi xưởng sản xuất vài trăm chiếc két, mang lại thu nhập chục triệu đồng cho công nhân.

Chân ruộng, chân xưởng

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, làng Đại Tự (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) từng bị thu hẹp diện tích đất nông nghiệp để phục vụ các dự án công nghiệp.


Ông Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Chung cho biết: Để thực hiện dự án khu đô thị Kim Chung - Di Trạch, đã thu hồi 100ha đất nông nghiệp của người dân xã Kim Chung và 90ha đất nông nghiệp của xã Di Trạch.


Tuy nhiên, hàng trăm nông dân xã Kim Chung vẫn sống “ung dung” tại làng nghề két bạc với thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.

Những chiếc két được hàn khung xong sẽ được chuyển sang giai đoạn bả matit, sơn, lắp khóa... Mỗi tháng, trung bình mỗi xưởng sản xuất vài trăm chiếc két, mang lại thu nhập chục triệu đồng cho công nhân

Tiếng cắt gọt, rèn, mài tôn, sắt vang lên hầu khắp các gia đình. Hóa ra, ở đây đã hình thành cả một “khu công nghiệp” chế tạo, phân phối két sắt trên toàn quốc. Năm 1995, ông Đỗ Văn Bản đã đưa nghề làm két sắt về làng, từ đó, người nông dân vừa làm công nhân, vừa kiêm luôn việc đồng áng khi mùa vụ tới.


Anh Lại Văn Thắng, 19 tuổi, công nhân của Xưởng cơ khí, kim khí Việt Tiệp đang hàn két

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Chung cho biết: Hồi đó chỉ có khoảng chục lao động, chủ yếu là người địa phương vừa học vừa làm nghề két bạc.

Về sau, ông Bản mở lớp dạy nghề cho nhiều người địa phương. Họ bắt đầu làm những công việc đơn giản như cắt sắt, đổ cát vào phần chân không và đổ bê tông vào các khuôn sắt. Dù vậy, họ vẫn được ông Bản trả thù lao hậu hĩnh.


Vài năm sau xưởng của ông Bản đã thu hút được hàng trăm công nhân xuất thân từ nông dân tại địa phương. Khi đã giỏi nghề hơn, họ ông Bản chuyên sang bộ phận làm khuôn tạo hình, hàn, bả ma tít, sơn, lắp khóa và đóng thùng.


Công việc vừa thiết thực mang lại thu nhập cao, nên người dân không phải tha phương cầu thực dù ruộng ngày càng ít. Thậm chí, Kim Chung còn thu hút nguồn lao động từ các tỉnh, thành khác như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Ninh…


“Khu công nghiệp” két bạc

Bên trong xưởng cơ khí, kim khí Việt Tiệp, chế tạo két bạc ở làng Đại Tự

Các cơ sở sản xuất ở đây đều không treo biển hiệu, dấu hiệu để tìm các cơ sở này là tiếng cắt, tiếng gò, ánh lửa phát ra từ que hàn.

Tại cơ sở cơ khí, kim khí Việt Tiệp, ba thanh niên đang gò người cắt, gọt, hàn, xì. Bên cạnh, hàng trăm chiếc két mộc vừa thành hình được xếp ngay ngắn. Nguyễn Văn Dũng (24 tuổi) - công nhân trong xưởng cho biết, mỗi cơ sở sản xuất có công nhân ở hai khâu mộc và hoàn thiện.


Ở khâu mộc, những người như Dũng cắt, gọt sắt, tôn, tạo hình nên những chiếc két, sau đó, chuyển sang xưởng hoàn thiện để sơn, sửa, lắp khóa…


Theo Dũng, mỗi ngày, một xưởng khoảng 10 công nhân có thể làm được khoảng chục chiếc két, mỗi tháng trung bình xuất xưởng vài trăm chiếc. Chi phí nguyên, vật liệu chưa kể công để hoàn thành một chiếc két vào khoảng 200.000 đồng, nhưng khi bán ra, giá dao động từ khoảng 900.000 - 2 triệu đồng/chiếc.


Dũng tiết lộ, anh thường nhận đều đều 7 - 8 triệu đồng/tháng, đủ để nuôi cả gia đình và tích cóp tiền cưới vợ. Ở những xưởng lớn hơn, lương tháng có thể hơn 10 triệu đồng. Vào mùa vụ, Dũng lại xuống đồng giúp gia đình cày cấy gặt hái.


Theo lời Dũng giới thiệu, chúng tôi tìm ra “khu công nghiệp” sản xuất két sắt của làng. Tại đây, có khoảng vài chục xưởng sản xuất, tiếng cắt sắt, gọt giũa vang lên ngay bên những ruộng lúa xanh rờn. Hàng ngàn chiếc két mộc, két hoàn thiện dựng ngổn ngang trong xưởng.


Ông Nguyễn Ngọc Anh cho hay, đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển, kèm với nó là các tủ bảo mật, két sắt chống cháy trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân.


Chính vì vậy, đến nay, làng Đại Tự đã có trên 30 doanh nghiệp, thu hút khoảng 500 nông dân làm công nhân sản xuất két bạc. Đáng nói, tất cả các chủ doanh nghiệp sản xuất két bạc đều xuất thân từ nông dân, sau một thời gian làm công nhân, họ trở nên lành nghề và mở xưởng sản xuất.

Ông Nguyễn Danh Thắng, Trưởng phòng Kinh doanh Cty Kim khí Việt Hàn cho biết: Hiện xưởng có trên 50 công nhân cả nam và nữ, thu nhập trung bình khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng. Công nhân có tay nghề và đảm nhiệm những chi tiết đòi hỏi kỹ thuật và thẩm mỹ thì thu nhập 8 - 10 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra những người nhận làm theo sản phẩm hưởng theo sản phẩm, chăm chỉ làm việc thu nhập cả chục triệu đồng/tháng. Mỗi ngày Cty cho ra đời 15 - 20 chiếc két. Hàng tháng, sẽ chở két đi phân phối khắp các đại lý trên toàn quốc.


Nói về thị trường làm két bạc ở làng, ông Thắng cho biết, mỗi nhà chế tạo theo một cách, một tiêu chuẩn, chất lượng khác nhau nhưng hầu hết đều áp dụng tiêu chuẩn của Cty két Hà Nội.


Hầu hết người dân ở đây, đặc biệt người làm két, ai cũng biết tới ông chủ Đỗ Văn Bản và coi ông như là ông Tổ của làng két bạc này. Ông Bản tuổi đã cao không còn làm nghề nữa, truyền lại cho người cháu là Nguyễn Bá Chính, hiện giữ vị trí Giám đốc Cty TNHH Kim khí Hà Nội.

Một công nhân nữ làm đang cắt tôn trong Xưởng cơ khí, kim khí Việt Hàn

Nói về két Hà Nội ở làng, nhiều người không đánh giá cao vì quy mô sản xuất đang thu nhỏ lại. Theo anh Đinh Nhuận Thắng, một công nhân kỳ cựu trong Cty két Hà Nội cho biết, trước đây, xưởng có hơn chục công nhân, giờ chỉ còn 3 - 4 công nhân làm việc.

Tuy nhiên, két Hà Nội vẫn là một thương hiệu, làm bằng các nguyên vật liệu chất lượng và được đăng ký độc quyền về kiểu dáng, kích cỡ, tiêu chuẩn. Két Hà Nội khác biệt hoàn toàn so với các loại két khác là vì thế.


Anh Thắng là một trong những công nhân đầu tiên của xưởng ông Bản. Khi ông Bản dời xưởng về làng Đại Tự, xã Kim Chung, anh Thắng cũng theo và làm từ ngày ấy đến giờ, dù ông Bản đã nghỉ hưu và giao xưởng lại cho người cháu. “15 năm trước, mức lương của tôi đã là 3 triệu đồng/ tháng”, anh Thắng nói.



Link to full article

Từ hacker iPhone thành ông chủ AppStore di động lớn nhất VN

Học báo chí và lịch sử, nhưng được biết tới như một hacker bẻ khóa iPhone, Đỗ Tuấn Anh, ông chủ của AppStore VN, tin tưởng gian ứng dụng sẽ sớm thành một cổng nội dung, thoát mác nơi chia sẻ hàng "crack".

Thuộc lứa 7x đời cuối, Đỗ Tuấn Anh theo học ngành sử ở Đại học KHXH& NV và báo chí tại Học viện Báo chí - Tuyên truyền. Tuy nhiên, anh lại chọn công nghệ để lập nghiệp. "Tôi may mắn được tiếp xúc sớm với máy tính, từ những năm 1993 đã có thể đi dạy thêm tin". Trải qua nhiều năm mở cửa hàng game, ghi đĩa, đến năm 2002, cùng với một người bạn, Tuấn Anh mở cửa hàng di động và theo nghề sửa chữa điện thoại với 4 cửa hàng được mở rộng.


Ông chủ AppStore VN nổi danh là một trong số các hacker "bẻ khóa" iPhone hàng đầu tại Việt Nam.


Khoảng thời gian Tuấn Anh được cộng đồng biết tới là khi chiếc iPhone 3G của Apple ra đời. Lúc đó, trào lưu "bẻ khóa" thịnh hành, anh trở thành một trong những tay unlock hàng đầu Việt Nam. "Thực tế thì không có kỹ thuật nào cao siêu cả", anh chia sẻ. "Tất cả chỉ là những thủ thuật nhỏ. Khi đó, tôi có tham gia các diễn đàn trực tuyến với các hacker hàng đầu thế giới như Geo Hotz, Dev Team".

Đỗ Tuấn Anh ít chia sẻ về thời điểm "bẻ khóa", tuy nhiên, giai đoạn làm một hacker của anh cũng khiến giới kỹ thuật ở Việt Nam "dậy sóng". Từng được lên Cnet Mỹ vì cách mở mạng "có một không hai", nhưng giới kỹ thuật trong nước lại cho rằng, đó chỉ là phương pháp đấu mạch, ghép sim. Trong một chia sẻ với VnExpress.net, Tuấn Anh cho rằng, mỗi hacker đều có một cách làm riêng, miễn sao thành công.

Sau nhiều năm làm nghề sửa điện thoại, Tuấn Anh giảm quy mô công ty và chuyển sang làm giám đốc marketing cho một công ty về công nghệ. "Khi đó, ý tưởng về một chợ ứng dụng hình thành, nhưng tôi chưa nghĩ được mô hình hoạt động". Anh bắt đầu phát triển một trang hỗ trợ cho kỹ thuật viên sửa điện thoại và mở rộng đến người dùng.

Tháng 12/2010, sau một năm làm thuê, Đỗ Tuấn Anh nghỉ việc, bắt tay vào xây dựng AppStore VN. Với 4 thành viên không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật, server chỉ có một chiếc, anh đi thuê lập trình từ bên ngoài.

Lúc đầu, AppStore VN sử dụng nền tảng Joomla, nhưng chạy được 3 tháng thì nền tảng này bộc lộ nhiều lỗi. Anh quyết định chuyển nền tảng và thuê một đội lập trình khác. Ngoài ra, anh cũng học thêm về lệnh của Linux, quản trị hệ thống. Đến 4/2011, hệ thống chính thức sang nền tảng mới. Đội làm việc của AppStore VN lúc này đã lên tới gần 10 người.

Ban đầu, gian ứng dụng này chỉ hỗ trợ cho iOS của Apple. Trào lưu Android nở rộ, AppStore VN mở cả gian ứng dụng cho Android, sau đó cả Java. Ông chủ kho phần mềm này chia sẻ, BlackBerry, Windows Phone sẽ tiếp tục được hỗ trợ trong năm nay.

Trở thành gian ứng dụng di động nội lớn nhất, nhưng AppStore VN vẫn có tiếng là cho tải tiện ích "lậu". Đỗ Tuấn Anh cho rằng, mô hình trang chia sẻ, mạng xã hội, sẽ có nhiều ứng dụng trôi nổi. Tuy nhiên, với sự phát triển của các nhà xây dựng ứng dụng Việt Nam, nhiều giải pháp mềm dẻo đã hỗ trợ cho đội ngũ này đưa phần mềm lên kinh doanh.

AppStore VN với hơn 1.000 ứng dụng có bản quyền. Ảnh: Quốc Huy.


Đến nay, mỗi ngày AppStore VN có hơn một triệu pageview với 200.000 lượt tải. Khoảng 500.000 người dùng thường xuyên mỗi tháng, 1.000 ứng dụng, game có bản quyền và 90.000 đầu sách được biên tập.

"Tôi đang xây dựng một mô hình khác, phức tạp hơn, một cổng cung cấp nội dung số cho nhiều loại điện thoại và đều có bản quyền", Tuấn Anh nói. Với hơn 100 nhà phát triển của Việt Nam và trên 20 đối tác cung cấp nội dung số, anh hy vọng, trong 4 tháng nữa, mô hình này sẽ hoàn thiện.

Anh tin tưởng, mô hình mới sẽ xóa được hình ảnh "crack" trong hai năm qua. Đây là cổng cho các nhà viết phần mềm nội bán ứng dụng. "Chúng tôi không thể so sánh với AppStore của Apple hay Android Market, nhưng tự tin về lợi thế về nội dung thuần Việt và việc kiểm duyệt hợp văn hóa trong nước".

Tuy nhiên, việc phát triển từ một gian ứng dụng miễn phí đến kinh doanh được anh xem là bài toán khó. Tuấn Anh cho rằng làm chơi thì dễ, nhưng làm chuyên nghiệp thì ở Việt Nam chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

"Sẽ đến một ngày, với quá trình toàn cầu hoá và quốc tế hoá, người dùng Việt Nam sẽ không thể tải ứng dụng 'chùa' nữa". Tuấn Anh cho rằng, sản phẩm của mình sẽ đứng ra kết nối các đơn vị kinh doanh nội dung với người dùng, trung hòa lợi ích một cách tốt nhất. Dự án AppOta mà anh đang xây dựng nằm trong nỗ lực đó, bên cạnh việc tiến ra thị trường quốc tế.

Là người cố chấp nhưng không kém phần quyết tâm, Đỗ Tuấn Anh cho biết mình hạnh phúc với một đội ngũ làm việc say mê. Ông chủ AppStore VN lập gia đình sớm và có hai con. Sau giờ nghỉ, anh dùng nhiều thời gian cho gia đình. Sở thích duy nhất của anh là chơi game trên di động hoặc xem phim rồi lăn ra ngủ.


sưu tầm: kienthuckinhte.com


Đến nay, mỗi ngày AppStore VN có hơn một triệu pageview với 200.000 lượt tải. Khoảng 500.000 người dùng thường xuyên mỗi tháng, 1.000 ứng dụng, game có bản quyền và 90.000 đầu sách được biên tập.

"Tôi đang xây dựng một mô hình khác, phức tạp hơn, một cổng cung cấp nội dung số cho nhiều loại điện thoại và đều có bản quyền", Tuấn Anh nói. Với hơn 100 nhà phát triển của Việt Nam và trên 20 đối tác cung cấp nội dung số, anh hy vọng, trong 4 tháng nữa, mô hình này sẽ hoàn thiện.

Anh tin tưởng, mô hình mới sẽ xóa được hình ảnh "crack" trong hai năm qua. Đây là cổng cho các nhà viết phần mềm nội bán ứng dụng. "Chúng tôi không thể so sánh với AppStore của Apple hay Android Market, nhưng tự tin về lợi thế về nội dung thuần Việt và việc kiểm duyệt hợp văn hóa trong nước".

Tuy nhiên, việc phát triển từ một gian ứng dụng miễn phí đến kinh doanh được anh xem là bài toán khó. Tuấn Anh cho rằng làm chơi thì dễ, nhưng làm chuyên nghiệp thì ở Việt Nam chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

"Sẽ đến một ngày, với quá trình toàn cầu hoá và quốc tế hoá, người dùng Việt Nam sẽ không thể tải ứng dụng 'chùa' nữa". Tuấn Anh cho rằng, sản phẩm của mình sẽ đứng ra kết nối các đơn vị kinh doanh nội dung với người dùng, trung hòa lợi ích một cách tốt nhất. Dự án AppOta mà anh đang xây dựng nằm trong nỗ lực đó, bên cạnh việc tiến ra thị trường quốc tế.

Là người cố chấp nhưng không kém phần quyết tâm, Đỗ Tuấn Anh cho biết mình hạnh phúc với một đội ngũ làm việc say mê. Ông chủ AppStore VN lập gia đình sớm và có hai con. Sau giờ nghỉ, anh dùng nhiều thời gian cho gia đình. Sở thích duy nhất của anh là chơi game trên di động hoặc xem phim rồi lăn ra ngủ.


Link to full article
Girls Generation - Korean