Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Tạo được sự khác biệt khi có một chiến lược kinh doanh hiệu quả


Một chiến lược kinh doanh hiệu quả khi và chỉ khi nó tạo ra được sự khác biệt và sự khác biệt đó phải mang lại thành công cho doanh nghiệp. Kiến thức - Chiến lược kinh doanh hiệu quả - chiến lược tạo sự khác biệt


Mọi chiến lược thành công đều liên quan đến việc tạo sự khác biệt, ngay cả chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp. “Chúng tôi có thể đưa quý vị bay đến Genoa nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh”, “Hàng của chúng tôi không thể bán rẻ hơn được nữa”,… Nhưng với hầu hết công ty, sự khác biệt được thể hiện theo cách mà khách hàng đánh giá cao.

Ví dụ, khi Thomas Edison bắt đầu tiếp thị hệ thống đèn điện của mình, các đối thủ chính của ông là những công ty gas địa phương. Cả hai phương pháp chiếu sáng này đều hiệu quả, nhưng phương pháp của Edison có sự khác biệt rõ ràng mà phần lớn khách hàng đều ủng hộ.

Khác với đèn dùng gas, đèn điện không tỏa nhiệt nhiều trong phòng vào những đêm hè nóng bức. Đèn điện lại thuận tiện hơn, chỉ cần ấn nhẹ công tắc để bật hoặc tắt đèn, và nó còn loại bỏ được nguy cơ hỏa hoạn nghiêm trọng trong nhiều ứng dụng. Edison đã tạo ra những khác biệt này khi tấn công và loại bỏ sự thống trị ở lĩnh vực chiếu sáng đô thị của các công ty gas vào cuối thập niên 1800.

Tương tự, ngày nay các công ty áp dụng chiến lược tạo nên sự khác biệt. Hãy xem ngành công nghiệp ô tô. Volvo giới thiệu đặc tính bền vững và an toàn để tạo nên sự khác biệt. Toyota nổi tiếng về chất lượng nhưng giá bán lại cao, và gần đây hãng này lại tạo nên sự khác biệt với mô hình xe Prius sử dụng động cơ hybrid. Mini Cooper thì tuyên bố với khách hàng rằng thật thú vị và đặc biệt khi dùng xe của họ. Porsche cũng làm cho mình khác biệt bằng cách tập trung phát triển các xe thể thao hiệu suất cao. Trong khi GM cung cấp các loại xe phù hợp với ngân sách của mọi gia đình và Toyota tự tin tuyên bố chất lượng và độ tin cậy cao, thì cả hai hãng này lại không tỏ ra hấp dẫn đối với những khách hàng quan tâm đến tốc độ, sự nhanh nhẹn và cảm giác điều khiển đường đua ở LeMans(1). Porsche đã làm được điều này thông qua chiến lược tạo nên sự khác biệt của mình.

Làm sản phẩm thông thường trở nên khác biệt

Ngay cả với những sản phẩm thông thường, các nhà chiến lược kinh doanh cũng tìm thấy và khai thác các cơ hội để làm chúng trở nên khác biệt. Mặc dù giá cả và các đặc điểm sản phẩm có thể như nhau, nhưng vẫn có thể tạo nên sự khác biệt trên cơ sở dịch vụ. Ngành kinh doanh xi măng là một ví dụ. Xi măng vốn là một sản phẩm rất thông thường, không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, công ty Cemex tại Mexico – nhà cung cấp lớn thứ ba thế giới – đã phát triển khả năng giao hàng nhanh chóng và tin cậy khiến sản phẩm của họ trở nên khác biệt rõ ràng so với các sản phẩm của nhiều đối thủ cạnh tranh. Cemex đã có được quyền lực công nghiệp mạnh mẽ trong nhiều thị trường vì họ đã chấp nhận chiến lược sản xuất và chiến lược hậu cần công nghệ cao nhằm giao hàng đúng hẹn đến 98% thời gian, so với 34% của hầu hết các đối thủ cạnh tranh. Trong lĩnh vực xây dựng, vốn luôn hoạt động theo quy trình chặt chẽ, việc giao hàng đúng hẹn được đánh giá rất cao, đặc biệt là khi việc giao hàng trễ đồng nghĩa với việc công nhân không có việc làm nhưng vẫn phải trả lương. Trong trường hợp này, uy tín cao đã tạo nên sự khác biệt hiệu quả cho một sản phẩm bình thường. Bạn có thể đạt được điều tương tự bằng cách cung cấp cho khách hàng dịch vụ hỗ trợ hoàn hảo


Hãy nghĩ ra một chiến lược kinh doanh online hiệu quả.

XU HƯỚNG KIẾM TIỀN TRÊN MOBILE TRAFFIC TRONG 2013

Xu hướng di động hóa mạnh mẽ cuốn theo thị trường quảng cáo trên di động với những số liệu dự đoán rất lạc quan. Quảng cáo di động đang là nguồn doanh thu lớn với mức tăng trưởng mạnh mẽ cho các công ty công nghệ như Facebook hay Baidu.

Thị trường quảng cáo trên mobile tại Việt Nam: Vẫn chỉ là hai chữ "tiềm năng"

Một trong những mối boăn khoăn hàng đầu của các công ty, nhóm làm app nhỏ chính là việc xây dựng mô hình sản sinh lợi nhuận thích hợp để tối ưu hóa lợi nhuận từ người dùng. Dù thị trường quảng cáo Việt Nam không ngừng phát triển với giá trị thị trường lên đến 20.4 ngàn tỉ đồng trong năm 2012 (theo báo cáo của Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn) nhưng quảng cáo trên mobile vẫn chỉ chiếm một ngân sách rất nhỏ bé (< 1%) trong một chiếc bánh lớn bên cạnh những phương pháp quảng cáo truyền thống như TV, báo giấy và Radio.

Đối với các app miễn phí hiện nay, chỉ có một cách kiếm tiền duy nhất là bán quảng cáo nhưng fill rate và CPC (Cost per click) vẫn còn thấp. Google search và Facebook đã chiếm hơn 70% doanh thu của quảng cáo trên mobile, phần còn lại rất nhỏ dành cho display ads nhưng cũng đã bị thống trị bởi các site lớn như vnexpress, 24h...Có thể thấy thị phần của người làm app miễn phí không còn nhiều trong khi số lượng app miễn phí ngày càng tăng lên.

"Anh đã gặp gỡ và phỏng vấn hơn 20 agency lớn tại Việt Nam nhưng tất cả đều chỉ trả lời là "sẽ làm" chứ không xác định chắc chắn khi nào. Các agency chỉ coi quảng cáo mobile ở dạng tiềm năng chứ chưa thực sự chú trọng vào thị trường vì tất cả đều còn đang trong giai đoạn thử và sai." – Anh Thành, đại diện của Adflex, mạng phân phối game trên ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam chia sẻ về thị trường quảng cáo mobile tại Việt Nam.

Hiện nay, quảng cáo trên internet và mobile vẫn là sự lựa chọn thứ 4 sau TV, quảng cáo trên báo chí, radio dù thị trường mobile tiềm năng, tốc độ tăng trưởng nhanh và ít đối thủ hơn. Theo như Intellasia, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ mới dùng từ 3% - 5% ngân sách quảng cáo cho quảng cáo trên internet và mobile. 85% thị trường quảng cáo tại Việt Nam vẫn thuộc về quảng cáo trên TV dù ngày càng có dấu hiệu phân mảnh do có quá nhiều kênh TV (<40) cho khán gỉa lựa chọn. Điều đó cho thấy rằng những thương hiệu lớn vẫn còn khá dè dặt với quảng cáo internet và mobile mà ưa chuộng những phương pháp truyền thống hơn.


Quảng cáo trên mobile: Miếng ngon không dễ có phần

Hai khía cạnh công nghệ quan trọng nhất của các app chính là là công nghệ hướng đến đối tượng người dùng và tracking cookie, nhưng rất khó thực hiện trong môi trường mobile. Apple đã xây dựng cơ chế ngăn chặn tracking cookie từ một bên thứ ba. Điều này làm giảm đáng kể hiệu quả của việc quảng cáo vì không tận dụng được hoàn toàn nguồn traffic của app.

Đối với quảng cáo truyền thống, doanh thu của người làm app còn bị phụ thuộc vào nhà quảng cáo. Tỉ lệ fill rate hiếm khi được tận dụng 100% vì còn phải tùy thuộc vào số lượng chiến dịch quảng cáo chạy theo từng mùa và thời điểm. Doanh thu của những nhà phát triển cũng không được tích lũy theo năm tháng trên mỗi một lượt visitor mà app mang lại cho nhà quảng cáo, mà chỉ được trả tiền một lần duy nhất.

Giải pháp nào cho người làm app miễn phí?

Theo số liệu thống kê của SohaGame, từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2013, số lượng smartphone tăng trưởng tính riêng tại thị trường Việt Nam đạt mức 266%. Với tỷ lệ này, Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới trong năm 2012. Các "đại gia" trong ngành đã bắt đầu nhảy vào từ những game trên mobile đơn giản như xếp hình của VNG tới việc chuyển thể các game từ dạng web sang mobile. Một phần nguyên nhân của làn sóng chuyển thể webgame là do những dấu hiệu thể hiện sự bão hòa của thị trường này từ giữa năm 2012.

Với một thị trường đầy tiềm năng và dân số trẻ chiếm tỉ lệ cao như vậy, nhưng hiện game trên mobile vẫn chưa thực sự bùng nổ mà nguyên nhân chủ yếu ở đây vẫn là do Việt Nam chưa có được một hệ thống phân phối game hiệu quả.

Việt Nam vẫn chưa có được mộ mô hình, hệ thống phân phối game hiệu quả

Việc ký kết phân phối game không hề dễ dàng vì nhà làm game phải bỏ ra rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm đối tác tin tưởng trong khi thời gian để ra mắt game và nhu cầu thị trường lại không chờ đợi ai. "Sai lệch trong việc đo lường doanh thu đôi khi dao động lên đến vài chục phần trăm không hề hiếm trong khi chính phủ lẫn nhà đài (viettel, Mobile...) vẫn chưa có một chính sách rõ ràng để bảo vệ cho người làm game." – Anh B, đại diện một nhóm làm game nhỏ cho biết.

Giữa một bên là các nhà làm app miễn phí có nguồn traffic không được tận dụng triệt để, thu hồi lợi nhuận thấp và các nhà làm game tìm kiếm người dùng, các nhà phát hành app miễn phí và những nhóm làm game nhỏ đã kết hợp lại với nhau. Nhưng ngay cả phương án này vẫn còn nhiều khó khăn và độ hiệu quả thấp vì hai bên không cần phải đầu tư thời gian công sức cùng xây dựng một bộ đo lường traffic, doanh thu, tìm kiếm và tìm hiểu đối tác thích hợp. Trong trường hợp đối tác được lựa chọn không hề hiệu quả, các nhà làm game và app miễn phí sẽ phải chuyển sang một kênh phân phối mới và quy trình lại bắt đầu lại từ đầu trong khi nhân lực và thời gian là 2 tài sản quan trọng nhất của start up. Khi xảy ra tranh chấp sẽ không có một bên trung gian đứng ra giải quyết.

Từ đó, mô hình mạng phân phối game trên ứng dụng đã ra đời. Mobpartner hiện là công ty đi đầu trên thế giới về mô hình này từ đầu những năm 2000, đặt trụ sở tại Pháp (Paris), với những khách hàng lớn như Gameloft (hiện có trụ sở tại Việt Nam), CyberZ...

Các app miễn phí sẽ đóng vai trò kênh phân phối game đến người sử dụng. Khi người sử dụng nạp thẻ hay nhắn tin SMS, nhà phát triển ứng dụng sẽ được chia phần trăm lợi nhuận. Với mỗi một người dùng mang về cho nhà phát hành game, nhà phát triển ứng dụng được chia sẻ doanh thu trên toàn bộ vòng đời của ứng dụng đó.

Tương tự với nhà phát hành game, nhiệm vụ duy nhất của họ chỉ là vận hành game vì việc tối ưu hóa hướng dẫn cài đặt, chơi game...đã có mô hình phân phối lo. Các bên tham gia đều có thể phát huy thế mạnh tối đa của bản thân. Toàn bộ doanh số, thông tin sẽ được báo cáo hàng tháng đến cả hai bởi mô hình phân phối đứng giữa.

Hiện nay, chỉ mới có Adflex tại Việt Nam là công ty đầu tiên ứng dụng mô hình này, với những khách hàng lớn trong nước như VTC, Me Corp, Tea Mobi... Dưới góc độ của người làm start up tại Việt Nam, mô hình này có thể giúp giải quyết vấn đề của những team nhỏ chỉ giỏi về khía cạnh kỹ thuật đơn thuần mà thiếu mất người phụ trách phát triển kinh doanh.


Cụ thể hơn, đối với những nhóm làm game độc lập, mô hình có thể giúp họ giải quyết hai khó khăn: Xây dựng cộng đồng người chơi và bài toán phân phối cho game. Việc xuất hiện trên các sàn game lớn, website với traffic cao hoặc đứng đầu các Google Play, App store là một thử thách lớn cho các nhóm làm game nhỏ. Mô hình phân phối với những đối tác kí kết sẵn bao gồm sàn game, các website và app miễn phí nằm trong hệ thống sẽ giúp các nhà phát hành game tiết kiệm thời gian và công sức.

Traffic của các app miễn phí được tận dụng triệt để bởi vì mô hình đứng giữa sẽ phân tích người dùng của app miễn phí để lựa chọn những game phù hợp về mặt nội dung và những hình thức quảng cáo nào hiệu quả nhất cho người dùng trên mỗi app riêng biệt, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi người dùng/ lượt click/ view. Những nhà phát hành game sẽ có được thông tin, phân tích về người dùng thông qua báo cáo hằng tháng của mô hình phân phối để tìm hướng phát triển thích hợp cho cộng đồng người chơi game.

Với mô hình này, doanh thu của nhà phát triển app và nhà phát hành game sẽ ổn định nhờ việc giới hạn số lượng game và app trên hệ thống Adflex nhằm tránh gây loãng về mặt nội dung và khiến thị trường phân mảnh. Doanh thu tăng trưởng nhờ mô hình phân phối đứng giữa liên tục cập nhật những app có lượng traffic lớn để đem lại người chơi cho game và các game hay để phát sinh lợi nhuận từ người dùng cuối cùng trong game. Tiền sẽ được nhận trực tiếp từ mô hình đứng giữa nên tránh được tâm lý ngại làm việc với nhà đài của giới start up công nghệ ở Việt Nam.

Với những khó khăn hiện tại của thị trường thì việc nhà phát hành app miễn phí bắt tay cùng với game phát triển sẽ là một lựa chọn tốt cho cả đôi bên trong tương lai, không chỉ thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển mà còn đem lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng hơn nhờ số lượng app miễn phí chất lượng cao và game tăng lên.

Action

MICROSOFT VÀ GOOGLE MÂU THUẪN VÌ ỨNG DỤNG YOUTUBE TRÊN WINDOWS PHONE

Không phải là những vụ kiện tụng rùm ben như Apple với Samsung, nhưng mâu thuẫn về ứng dụng xem video trên YouTube và công cụ tìm kiếm Google Search trên Windows Phone cũng thu hút sự quan tâm của người dùng, bởi nó chỉ đang khiến người dùng phải chịu thiệt.

Sau những tranh cãi máu lửa và thương lượng không thành công về việc Google chặn ứng dụng YouTube trên Windows Phone, hãng Microsoft đã quyết định đáp trả bằng cách nâng cấp hệ điều hành Windows Phone của mình và loại bỏ công cụ tìm kiếm của Google ra khỏi hệ điều hành này. Trước đây, mặc định Windows Phone sẽ sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định, nhưng người dùng vẫn có thể vào Advanced Settings để chuyển sang sử dụng Google Search. Tuy nhiên, sau bản cập nhật mới nhất dành cho GDR2, Windows Phone chỉ còn duy nhất công cụ tìm kiếm chính chủ - Microsoft Bing.

Chắc hẳn khi đưa ra quyết định này, Microsoft cũng biết rằng điều đó là gây thiệt cho người dùng và cũng không tốt với Windows Phone, bởi vì hầu hết người dùng vẫn thích sử dụng Google Search hơn Bing. Tuy nhiên, đứng trước vụ việc liên quan tới ứng dụng YouTube trên Windows Phone, hành động này của Microsoft là khá dễ hiểu và có lẽ cũng do bị Google ép vào đường cùng.


Google chặn ứng dụng YouTube trên Windows Phone đã khiến Microsoft tức giận

Thật vậy, theo như Microsoft trình bày thì Google đã không hỗ trợ họ một cách nhiệt tình, cụ thể là không cung cấp đủ dữ liệu liên quan tới tính năng hiển thị quảng cáo để hãng này nhúng vào ứng dụng YouTube dành cho Windows Phone. Còn Google cho biết giữa hai bên đã có thỏa thuận cùng nhau hợp tác phát triển ứng dụng này, trong khi đó Microsoft đã tự ý tung ra ứng dụng của riêng mình và ứng dụng này giới hạn nội dung video được xem, cho phép tải video về thiết bị, không hiển thị quảng cáo theo đúng cơ chế sử dụng hàm API của Google nói chung và YouTube nói riêng, nên đã phạm "luật chơi" và họ phải chặn lại. Ở một khía cạnh khác, Microsoft phàn nàn Google thiên vị Andriod và iOS hơn mình, do các bên đều đã từng nghiên cứu để viết ứng dụng YouTube bằng HTML5, nhưng điều này không hề đơn giản, chưa kể sự hợp tác hời hợt từ Google càng gây khó khăn cho Microsoft.

Suy cho cùng, vụ việc này chỉ gây phương hại cho cả Google, Microsoft, lẫn người dùng. Có thể việc chặn YouTube trên Windows sẽ ép Microsoft phải có một ứng dụng hoàn thiện hơn, nhưng liệu Google sẽ mất dần 3,3% người dùng của Windows Phone hiện tại hay 3,3% thị phần này quay lưng với Windows Phone? Theo thói quen sử dụng smartphone, sẽ ít có ai mở trình duyệt để truy cập YouTube, mà thường sẽ dùng ứng dụng sẵn có. Bên cạnh đó, giờ đây để tìm kiếm với Google Search trên Windows Phone, người dùng phải sử dụng trình duyệt web, có lẽ sẽ có nhiều người làm vậy, nhưng rõ ràng là hơi phiền phức. Thực tế, phần lớn thị phần Windows Phone thuộc về Nokia Lumia và fan của Nokia ít khi quay lưng với hãng này, bởi Nokia có một lịch sử phát triển lâu dài, sản phẩm được đánh giá là bền bỉ theo thời gian và vô hình chung Nokia cũng đã có một hình ảnh rất đẹp trong mắt người dùng.

Quý II/2013, hệ điều hành Windows Phone chiếm 3,3% thị phần smartphone

Kết lại, cuộc chiến thì vẫn đang diễn ra, người dùng Windows Phone thì vẫn đang chịu thiệt. Không rõ trong thời gian tới, Microsoft và Google lại có những động thái và phát ngôn gì, nhưng hi vọng họ sẽ sớm có giải pháp ổn thỏa hơn cho người dùng của mình trên toàn cầu.

24h

INTERNET TẠI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN KINH NGẠC, DI ĐỘNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TĂNG TỐC


Báo cáo mới nhất của eMarketer, một hãng nghiên cứu đến từ Mỹ cho thấy dịch vụ internet ở Việt Nam chúng ta đang phát triển chóng mặt, một phần lớn là nhờ sự sôi động của thị trường điện thoại và cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng mức.


Cụ thể, số liệu thống kê về internet hiện nay của eMarketer cho thấy:

  • Tỷ lệ thâm nhập internet tại Việt Nam đạt 35,6%
  • Có khoảng 5,3 triệu thuê bao internet băng thông rộng tính đến tháng 12/2012
  • 40% lượng người trực tuyến có độ tuổi từ 15 đến 24
  • 85% người dùng sử dụng internet để đọc tin tức, 77% check mail, 71% lướt web, 69% dành cho công việc hoặc nghiên cứu và 66% để giải trí
  • Xem video trực tuyến là hoạt động giải trí phổ biến nhất với tỷ lệ thâm nhập đạt 90,2%
  • Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất khi tăng thêm 88% từ 10/2011 đến 10/2012

Thị trường điện thoại di động phát triển mạnh mẽ

  • Sự tăng trưởng của thị trường di động được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các công ty viễn thông, khi đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng và giữ được mức giá thấp cho người sử dụng. Điều này giúp cho Việt Nam chúng ta trở thành nước có dịch vụ di động và 3G đang tin cậy nhất khu vực Đông Nam Á.
  • Tính đến tháng 12/2012, có khoảng 121,7 triệu thuê bao di động (cao hơn 30 triệu so với 92,5 triệu dân)
  • 30% người sử dụng điện thoại đang sở hữu điện thoại thông minh
  • Khu vực đô thị có đến 60% người đang sử dụng 3G
  • 6% người sử dụng mạng xã hội kiểm tra tài khoản bằng điện thoại mỗi ngày - so với 52,1% lượng người sử dụng máy tính để kiểm tra.

Truyền hình vẫn đang cai trị

Mặc dù Internet tại Việt Nam đang phát triển một cách kinh ngạc, thế nhưng một phần lớn dân số vẫn cập nhật tin tức, giải trí và nhận thông tin từ TV. Ngành công nghiệp truyền hình hiện chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng từ hiệu ứng web. Tuy nhiên, có một nghịch lý là tiền quảng cáo trên truyền hình chỉ chiếm 6% trong tổng số 1,05 tỷ USD mà các công ty tại Việt Nam chi cho các dịch vụ quảng cáo.

  • Tại 6 thành phố lớn, thời gian xem TV trung bình mỗi ngày đã giảm từ 140 phút trong năm 2008 xuống còn 124 phút trong năm 2012. Ngược lại, thời gian trực tuyến lại tăng từ 44 phút mỗi ngày lên 84 phút mỗi ngày trong cùng kỳ.
  • Sự chuyển dịch từ truyền hình sang web chủ yếu diễn ra ở những người có độ tuổi từ 25 đến 34.

Thương mại điện tử

Thương mại điện tử tại Việt Nam là một không gian cực kỳ đông đúc với rất nhiều người tham gia. Mặc dù kinh tế vĩ mô đang bị ảnh hưởng, thế nhưng tăng trưởng ở thị trường di động và internet vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là khi chi phí truy cập internet và cước thuê bao điện thoại đang giảm dần.

  • Trong năm 2012, doanh thu cho thương mại điện tử tại Việt Nam là 700 triệu USD và dự kiến đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2015
  • Giá trị thị trường thương mại điện tử sẽ đạt 2,8 tỷ USD trong năm 2015
  • Mặc dù giao dịch tiền mặt vẫn đang thống trị nhưng có hơn 57,1 triệu thẻ tín dụng đã được phát hành.

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin thông qua báo cáo của eMarketer tại đây.


Techinasia/GSM

FACEBOOK LIÊN MINH VỚI SAMSUNG NHẰM PHỔ CẬP VÀ THỐNG TRỊ INTERNET TOÀN CẦU


CEO của Facebook, Mark Zuckerberg, vừa qua đã công bố ra mắt website "Internet.org", đây là liên minh của một số hãng công nghệ cao với kỳ vọng sẽ mang Internet giá rẻ đến với 5 tỷ người trên thế giới.

Theo trang tin CNET, Internet.org được hình thành dựa trên sự hợp tác của nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, MediaTek, Ericsson, Nokia, Qualcomm và Facebook. Mục tiêu chính của trang web này là mang Internet đến với toàn bộ người dân trên toàn thế giới, mà cụ thể sẽ giúp 5 tỷ người trên toàn cầu có thể dễ dàng tiếp nhận những thông tin trên mạng.


 Để làm được điều này, liên minh sáng lập Internet.org phải đối mặt với một số thách thức rất rõ ràng. Đầu tiên là chi phí, tại một số nơi, smartphone/tablet hay đơn giản Internet là những thứ vô cùng xa xỉ bởi chi phí của chúng là vượt quá khả năng chi trả của họ. Chính vì lý do đó, Internet.org sẽ cố gắng phát triển những thiết bị giá rẻ giúp người dùng truy cập vào Internet, sản xuất các smartphone giá hợp lý, tối ưu hoá dữ liệu mạng - tiết kiệm đến mức thấp nhất có thể. Ngoài ra, liên minh này hứa hẹn sẽ tập trung vào nghiên cứu các kỹ thuật nén và những công nghệ khác, nhằm giúp các dịch vụ trực tuyến sử dụng ít băng thông dữ liệu hơn.

Trong tương lai, các thành viên trong Internet.org sẽ phát triển những mô hình kinh doanh, trong đó ưu tiên việc sản xuất các thiết bị truy cập Internet giá rẻ và nhiều chủng loại khác nhau tại một số thị trường nhất định.

Bên cạnh mục đích nhân văn cao cả, sáng kiến này cũng có thể giúp Facebook thu hút người dùng mới từ các quốc gia đang phát triển. Một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew công bố hồi tháng 12 năm ngoái cho thấy, mặc dù khả năng truy cập Internet của người dân thường rất bị hạn chế trong các khu vực đang phát triển, nhưng một khi họ có thể tiếp cận với các trang web và Internet, thì có nhiều khả năng họ sẽ tham gia vào một trang mạng xã hội như Facebook. Trong 12 nước được khảo sát bởi Pew, ít nhất 6/10 người sử dụng điện thoại thông minh để truy cập vào các mạng xã hội.

VnReview

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

INTERNET: NGÀNH KINH TẾ MỚI ĐẦY TIỀM NĂNG?


Internet đã và đang trở nên rất quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và kinh doanh nói riêng. Các hoạt động kinh tế trên Internet có rất nhiều, từ các hoạt động giao dịch và truyền thông trực tuyến hàng ngày tới việc tải các ứng dụng xuống smartphones.

Ngành kinh tế internet

Nếu chúng ta coi Internet như là một ngành thì tiêu dùng và chi tiêu liên quan đến Internet hiện nay trên toàn cầu còn lớn hơn cả ngành nông nghiệp và năng lượng. Internet cũng đang thâm nhập vào các nền kinh tế mới nổi với tốc độ rất nhanh và hứa hẹn nhiều lợi ích kinh tế.

Một nghiên cứu sâu rộng của Viện nghiên cứu McKinsey toàn cầu tại 13 quốc gia chiếm hơn 70% tổng GDP toàn cầu, bao gồm các nước G8, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Thụy Điển và Hàn Quốc, cho thấy các hoạt động qua mạng Internet chiếm phần đáng kể và ngày càng tăng trong GDP. Internet hiện là một nhân tố quan trọng của nền kinh tế, thúc đẩy một phần lớn trong tăng trưởng kinh tế.

Các cách tiếp cận vĩ mô và tiếp cận thống kê đều cho thấy tại các quốc gia trên, Internet chiếm 10% trong GDP trong giai đoạn từ 1995 đến 2009, và ảnh hưởng của nó đang ngày càng lớn hơn. Trong 5 năm cuối cùng của giai đoạn trên, đóng góp vào tăng trưởng GDP của các nước này đã tăng gấp đôi, tới 21%. Trung Quốc và Ấn Độ là những nước tham gia tăng trưởng nhanh nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên Internet.

Trong khi đó, đóng góp của internet không chỉ giới hạn trong các ngành có liên quan trực tiếp tới internet. Có tới 75% các giá trị kinh tế mà Internet tạo ra được các ngành ngoài công nghệ nắm giữ. Internet cũng là nhân tố tạo ra việc làm tại các nền kinh tế. Trong một khảo sát 4.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ, Internet tạo ra 2,6 việc làm cho mỗi việc làm bị cắt giảm nhờ hiệu quả của công nghệ.

Vai trò ngày càng quan trọng

Tại Việt Nam, Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm 2011 chỉ ra rằng, với tỷ lệ 42%, Internet đã trở thành phương tiện thông tin được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, vượt qua radio với 23% và báo giấy 40%. Đọc tin tức trên mạng là hoạt động trực tuyến phổ biến nhất chiếm 97%, tiếp sau là truy cập vào các cổng thông tin điện tử với tỷ lệ gần 96%người tham gia.

Báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2012 cho thấy mục đích sử dụng Internet nhằm thực hiện trao đổi mua bán qua mạng chiếm tỷ lệ lớn hơn trong năm 2012 đạt 41,57% so với 32,4% năm 2011 trong khi mục đích tìm kiếm thông tin giảm nhẹ còn 87% và truyền nhận dữ liệu điện tử giảm mạnh chỉ còn 23,87%.



Báo cáo cũng cho biết, có 82,66% doanh nghiệp đã có trang thông tin điện tử (website). Trong 17,34% doanh nghiệp chưa có website, 5,34% không có nhu cầu và không có thông tin để đưa lên website. Mục thu thập thông tin khách hàng hoàn toàn mới nhưng đã được hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát quan tâm. Tuy nhiên, các mục giới thiệu thông tin về sản phẩm dịch vụ, trao đổi, góp ý, cũng như hỗ trợ khách hàng qua mạng đều giảm so với năm trước đó.

Tận dụng các cơ hội

Khảo sát trên cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ đang khai thác các lợi ích sơ khai nhất của Internet so với các quốc gia mới nổi tăng trưởng nhanh về công nghệ như Trung Quốc hay Ấn Độ.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế và các nguồn lực ngày càng khan hiếm, Internet đang trở thành mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác các cơ hội kinh doanh. Các doanh nghiệp cần xây dựng các nền tảng cơ bản cho phép việc sử dụng rộng rãi các ứng dụng của Internet trong hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ và đầu tư cho nhân lực trí thức cao và có kỹ năng, sử dụng linh hoạt nhiều ứng dụng khác nhau mang lại các lợi ích mong muốn khác nhau trong kinh doanh, đồng thời tăng cường trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia bên ngoài.

Để nâng cao các lợi ích do internet mang lại, các doanh nghiệp Việt cần tăng cường liên lạc, trao đổi kiến thức cả trong và ngoài công ty. Những ứng dụng này, theo ước tính của McKinsey, thông thường sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp lên 20-25%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng internet để nâng cao hiệu quả tương tác với khách hàng và đối tác, thông qua đó giúp tăng hiệu quả marketing, tăng sự hài lòng của khác hàng, và tăng cường sự hiện diện thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng rất cần những thống kê và những đánh giá cụ thể về những lợi ích kinh tế đo lường được cũng như các rủi ro tiềm tang mà Internet có thể mang lại cho doanh nghiệp trong các báo cáo tới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước nhằm cung cấp thông tin thiết thực dành cho doanh nghiệp.

Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tháo gỡ các khó khăn, có thêm ý tưởng và mạnh dạn áp dụng việc sáng tạo và đổi mới trong quản trị, Hội nghị Viet Nam CEO Summit 2013 do Vietnam Report phối hợp với Báo VietnamNet tổ chức với chủ đề: "Kinh tế sáng tạo: Đổi mới để thành công", ngày 23/8 tại KS.InterContinetal, TP.Hồ Chí Minh sẽ là diễn đàn lớn để các doanh nghiệp Việt Nam bàn về việc áp dụng sáng tạo và đổi mới như một cách thức tạo động lực và sức bật mới cho doanh nghiệp Việt.

DDDN

7 Bước Hoàn Thiện Kế Hoạch Marketing

Để xây dựng một kế hoạch Marketing hiệu quả bạn cần có thời gian nghiên cứu, phân tích và đánh giá từ thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như tiềm lực bản thân. Tuy nhiên, nó không phải là quá khó, và bạn hoàn toàn có thể có được một kế hoạch Marketing hiệu quả với 7 bước sau:

1. Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và bản thân


a. Phân tích thị trường

Một lỗi lớn mà nhiều chủ công ty mắc phải đó là lao vào sản xuất hay cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngay trong khi vẫn còn thiếu hiểu biết về thị trường, cũng như mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn cố gắng bán một cái gì đó mà mọi người không muốn, thì hiển nhiên họ sẽ không mua.

Một thị trường sinh lời bao gồm tập hợp những khách hàng tiềm năng có những nhu cầu chưa được đáp ứng, bạn càng đánh trúng vào sự thiếu hụt đó bao nhiêu thì họ sẽ càng quan tâm và sẵn sàng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn bấy nhiêu. Một thị trường sinh lời có thể được so sánh với một chiếc hồ tại đó có hàng nghìn con cá đang bị bỏ đói. Tất cả những gì bạn cần làm là ném vào đó thật nhiều mồi câu và ngồi chờ số lượng lớn cá cắn câu.



Để có được những hiểu biết về thị trường, bạn nên đặt ra các câu hỏi sau và tự trả lời:

- Những thị trường nào đang chưa được phục vụ thích đáng?

- Thị trường đó có đủ lớn để tạo ra lợi nhuận?

- Bạn cần phải có được bao nhiêu thị phần cần thiết?

- Liệu có sự cạnh tranh lớn tại thị trường sản phẩm/dịch vụ bạn chuẩn bị cung ứng?

- Đâu là điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh mà bạn có thể tận dụng?

- Liệu thị trường có mong muốn và đánh giá cao những sản phẩm/dịch vụ mà bạn sẽ đưa ra?

b. Phân tích đối thủ cạnh tranh

"Biết người biết ta trăm trận không thua". Câu nói của ông cha ta dạy từ xưa đến này không hề sai. Không thị trường nào là không có sự cạnh tranh dù là yếu ahy mạnh, do đó trước khi bước vào sân chơi nào, bạn cần phải biết đã có bao nhiêu người chơi và những người chơi đó như thế nào? Để phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn nên đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

- Những đối thủ trong thị trường của bạn là ai?

- Thâm niên của đối thủ trong ngành?

- Tiềm lực của từng đối thủ như thế nào: tài lực, nhân lực, trí lực, vật lực, và mối quan hệ?

- Thị phần hiện tại của đố thủ trên thị trường?

- Chiến lược hiện tại và sắp tới của đối thủ là gì?

c. Phân tích bản thân

Tương tự, khi đã phân tích biết được đối thủ như thế nào, bạn phải quay lại phân tích chính bản thân mình để biết được mình hơn thua đối thủ chỗ nào, từ đó có biện pháp bám sát và vượt qua đối thủ. Bạn thực hiện hỏi và trả lời các câu hỏi tương tự như khi phân tích đối thủ.

2. Hiểu rõ khách hàng của bạn


Hiểu rõ người tiêu thụ một cách tường tận là bước đầu tiên đảm bảo cho hàng hóa/dịch vụ của bạn được tiêu thụ tốt. Chỉ khi biết rõ các khách hàng là ai, họ mong muốn những gì và điều gì sẽ khích lệ họ mua sắm, bạn mới có thể chuẩn bị được một kế hoạch marketing hiệu quả.



Để thực sự hiểu rõ khách hàng của mình bạn cần đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

- Khách hàng của bạn là ai: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tính cách, vị trí địa lý

- Các khách hàng của bạn mua sắm các sản phẩm/dịch vụ như thế nào (tại các siêu thị, trên web, hay giao hàng tại nhà)?

- Khách hàng quan trọng nhất là ai và ai hay điều gì có ảnh hưởng nhất đến quyết định mua hàng của họ (vợ hay chồng, các đại lý bán hàng, các nhà quản trị dự án hay thư kí,...)?

- Các thói quen mua bán của khách hàng là gì? Ví dụ, khi cần thông tin thì họ tìm ở đâu (trên báo chí, truyền hình, truyền thanh,...)?

- Động cơ mua sắm của khách hàng là gì (giúp cải thiện vóc dáng, hình thể; phòng tránh bệnh tật; trở nên giàu có; trở nên nổi tiếng; cuộc sống thoải mái hơn;...)?

Bên cạnh đó bạn cần phân biệt 2 nhóm đối tượng khách hàng sau để có phương án chăm sóc phù hợp.

- Khách hàng mục tiêu: là khách hàng có nhu cầu và có khả năng chi trả

- Khách hàng tiềm năng: là khách hàng có nhu cầu nhưng chưa có khả năng chi trả hoặc khách hàng có khả năng chi trả nhưng chưa có nhu cầu

3. Thiết kế thông điệp Marketing


Các thông điệp marketing của bạn không chỉ nói với các khách hàng những gì bạn làm mà còn thuyết phục họ hãy trở thành khách hàng chính thức. Bạn nên xây dựng và phát triển hai loại thông điệp marketing.

Thông điệp marketing thứ nhất nên ngắn và đi thẳng vào điểm chính. Nó thường được gọi định vị thương hiệu hay slogan cho thương hiệu. Đó là câu trả lời của bạn cho câu hỏi: Bạn muốn khách hàng nghĩ gì khi nhắc tới thương hiệu của bạn?

Thông điệp thứ hai là thông điệp marketing hoàn chỉnh có trong tất cả các tài liệu xúc tiến và quảng bá kinh doanh của công ty. Để có được một thông điệp marketing hấp dẫn và thuyết phục, phải có các yếu tố sau:

- Tùy thuộc vào loại sản phẩm/dịch vụ mà bạn nhấn mạnh hoặc khơi gợi những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng tiềm năng mục tiêu.

- Minh chứng rằng nhu cầu đó quan trọng đến mức cần được thỏa mãn ngay, không chậm trễ.

- Giải thích về việc tại sao bạn là công ty/cá nhân duy nhất có thể thỏa mãn hiệu quả nhu cầu đó cho khách hàng.

- Giải thích về những lợi ích mà mọi người sẽ nhận được từ việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp của bạn.

- Nêu những ví dụ hay sự chứng thực từ các khách hàng mà bạn đã nhận được cho thấy bạn đã giải quyết thành công trong việc thỏa mãn các nhu cầu tương tự.

- Giải thích về các mức giá, phí và điều khoản thanh toán.

- Một sự đảm bảo, bảo hành vô điều kiện.

4. Xác định phương tiện truyền thông Marketing


Phương tiện truyền thông marketing của bạn chính là “chiếc xe” giao tiếp liên lạc mà bạn sẽ sử dụng để truyền tải những thông điệp tiếp thị của mình. Việc lựa chọn một phương tiện truyền thông marketing đem lại hiệu quả lớn nhất so với số tiền bỏ ra là rất quan trọng. Điều này có nghĩa rằng bạn phải lựa chọn một phương tiện truyền thông có thể gửi thông điệp tiếp thị của mình tới hầu hết tất cả các khách hàng tiềm năng với mức chi phí thấp nhất.



Mỗi sản phẩm/dịch vụ hay phân khúc khách hàng khác nhau cần những thông điệp khác nhau. Vì vậy hãy nhớ rằng, để lựa chọn đúng phương tiện truyền thông, trước tiên hãy hiểu rõ khách hàng khách hàng của bạn.

Dưới đây là một số phương tiện truyền thông tuyệt vời mà bạn có thể lựa chọn cho kế hoạch Marketing của mình:

- Quảng cáo báo chí, pano, áp phích, băng rôn, ....

- Quảng cáo radio, truyền hình

- Quảng cáo internet: website, forum, mạng xã hội

- Quảng cáo email, sms, .......

5. Thiết lập mục tiêu marketing và bán hàng


Các mục tiêu là điều vô cùng thiết yếu cho thành công của bạn. Một “ước mong” là một mục tiêu không được viết ra thành văn bản. Nếu bạn không hoạch định cụ thể các mục tiêu trên giấy tờ, thì thành công mãi mãi chỉ là “ước mong” mà thôi. Khi xây dựng các mục tiêu marketing và bán hàng, bạn hãy sử dụng công thức SMART - theo đó đảm bảo cho mục tiêu của bạn được: (1) Sensible - Hợp lý, (2) Measurable - Có thể đánh giá, (3) Achievable - Có thể đạt được, (4) Realistic - Thực tế, và (5) Time specific - Cụ thể về thời gian.

Các mục tiêu của bạn nên bao gồm những yếu tố tài chính như doanh số bán hàng thường niên, lợi nhuận thuần, doanh thu trên mỗi nhân viên bán hàng,... Tuy nhiên, chúng cũng nên bao gồm các yếu tố phi tài chính như số lượng sản phẩm bán ra, các hợp đồng được ký kết, số khách hàng mới, các bài báo đăng tải,....

Một khi bạn đặt ra được các mục tiêu đó, hãy thực thi những quy trình để tất cả mọi nhân viên trong công ty đều “thấm nhuần”. Chẳng hạn như: xem xét lại các mục tiêu trong những buổi họp bán hàng; thể hiện trong các poster quảng cáo; trao các phần thưởng cho những nhân viên hoàn thành mục tiêu;....

6. Hoạch định nguồn lực thực hiện


Nhân sự thực hiện kế hoạch marketing của bạn là những ai? Ngân sách cho kế hoạch là bao nhiêu? Bạn có những tài nguyên gì phục vụ cho kế hoạch marketing? Đặt ra và trả lời các câu hỏi dưới đây để có cái nhìn khái quát cũng như tổng thể về nguồn lực thực hiện của bạn:

- Ngân sách dành cho kế hoạch marketing là bào nhiêu? Phân bổ ngân sách này cho từng hoạt động như thế nào?

- Ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính và ai sẽ là người triển khai thực hiện? Phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng thành viên?

- Nguồn vật lực nào sẽ hỗ trợ để thực hiện kế hoạch marketing của bạn?

7. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá và kiểm soát


Sẽ thật thiếu sót nếu kế hoạch marketing của bạn không có những chỉ tiêu đánh giá cụ thể, những biểu mẫu kiểm soát các hoạt động cũng như khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên tham gia kế hoạch.

Thường xuyên đánh giá kế hoạch giúp bạn biết được kế hoạch đang tiến triển thế nào, có những khó khăn nào đang tồn tại, cần điểu chỉnh những gì để phù hợp với hoàn cảnh thị trường hiện tại.



Bên cạnh đó việc kiểm soát và đánh giá thường xuyên giúp bạn kịp thời cổ vũ tinh thần cho các thành viên, "giữ lửa" cho các thành viên tham gia để họ có đủ động lực hoàn thành kế hoạch marketing của bạn.

Và trên tất cả, một kế hoạch marketing cần tuân thủ Nguyên tắc vàng AIDA. Đây là một bộ 5 yêu cầu cần có trong một chiến dịch marketing thành công mà bạn không thể bỏ qua khi xây dựng kế hoạch marketing: đó là A: get Attention (Lôi cuốn sự chú ý), I : hold Interest (Làm cho thích thú), D: create Desire (Tạo sự ham muốn) và A: lead to Action (Dẫn đến hành động mua hàng).

Sự chú ý, cảm giác thích thú và lòng ham muốn của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của mình có thể chưa đủ để bạn có được một kế hoạch marketing thành công nhất. Điều quan trọng lúc này là dẫn đến hành động mua hàng của mọi người. Để làm được như vậy, bên cạnh sự độc đáo, bạn phải thể hiện được sự hữu ích của sản phẩm, tính toán xem mức giá nào sẽ phù hợp với túi tiền của khách hàng và nếu có thể được là phù hợp với phong tục, tập quán của họ.

Trên đây là 7 bước giúp bạn hoàn thiện kế hoạch marketing của mình. Hy vọng với những chia sẻ còn khiêm tốn sẽ phần nào giúp các bạn có được những kế hoạch marketing hiệu quả.

Chúc các bạn thành công

Xem thêm các kiến thức Marketing / Marketing online tại: moa.com.vn

Tại sao bạn không thành công và không dám đột phá


Mình sẽ kể một câu chuyện để cho các bạn thấy . Tại sao đến lúc lớn bạn vẫn không dám làm gì khác ngoài việc đi kiếm một việc làm ổn định , lương cao .




Một người đàn ông đi qua chỗ đàn voi đang đứng. Bất chợt ông dừng lại, ngạc nhiên khi thấy những con voi to lớn này chỉ bị cầm giữ bởi một sợi dây thừng rất nhỏ buộc phía chân trước. Không hề có xích sắt, cũng chẳng có chuồng giam.

Có thể thấy rõ, hiển nhiên, lũ voi có đủ khả năng để dứt đứt dây, chạy đi bất cứ lúc nào. Nhưng không hiểu vì sao, lũ voi vẫn chưa làm vậy.

Người đàn ông trông thấy người quản tượng đứng gần đó. Ông hỏi anh ta tại sao lũ voi cứ đứng yên vậy mà không hề có vẻ muốn tháo chạy. “Ồ”, người quản tượng đáp, “khi chúng còn nhỏ, chúng bé hơn thế này rất nhiều, chúng tôi vẫn dùng loại dây thừng cỡ đó để buộc chúng lại. Ở độ tuổi đó, dây như vậy là đủ giữ chúng rồi. Nhưng khi đã lớn hơn, chúng vẫn tin mình không thể dứt nổi những sợi dây thừng này. Chúng cho rằng, sợi dây thừng ngày xưa vẫn có thể giữ chúng được, thế là chẳng bao giờ chúng có ý nghĩ dứt bỏ dây và chạy đi”.

Người đàn ông vô cùng kinh ngạc. Những con thú đó hoàn toàn có khả năng chạy thoát khỏi sợi dây ràng buộc chúng, nhưng chỉ vì không tin mình có thể, nên chúng vẫn cứ chấp nhận một thực tiễn như đang có.

Rút ra bài học :

Nhiều người bị cuộc sống và người thân chi phối về tinh thần , cũng như suy nghĩ . Họ cứ nói người kia , người nọ giỏi hơn mình mà họ còn thất bại thì làm sao bạn làm được . Chính vì lý do này nhiều người không dám thử sức với chính bản thân mình vì cứ nghĩ mình không giỏi bằng người đó thì sao mà thành công .

Bạn nên biết mỗi người trong chúng ta đều có những tài năng riêng biệt mà không ai giống ai . Họ thất bại tại lĩnh vực đó không có nghĩa là bạn cũng thất bại . Vì họ chưa thật sự kiếm ra được tài năng của họ có phù hợp với lĩnh vực đó không .

VD : như Messi là cầu thủ giỏi nhất thế giới hiện nay . Như nếu anh ta qua bơi , bắn súng , trượt băng , ....hay bất kỳ 1 môn thể thao nào khác . Thì mình chắc chắc cái tên Messi sẽ chẳng ai biết . Từ rất nhỏ anh ta đã thấy được tiềm năng trong người anh ta là Bóng đá . Nên anh ta tập trung mọi suy nghĩ và sức lực vào bóng đá . Giờ thì anh đã thành công . Vì anh ta biết rõ tài năng của mình ở lĩnh vực nào .

Cũng giống như những con voi đó, có biết bao người trong chúng ta, đã đi qua cuộc đời với ý nghĩ, chúng ta không thể làm được gì đó, đơn giản chỉ vì, ta đã từng thất bại một lần?

Thất bại chỉ là một phần trong quá trình học hỏi. Đừng bao giờ đầu hàng trước những khó khăn của cuộc sống bạn nhé.

Hãy thay đổi suy nghĩ và học kinh doanh tại Website chúng tôi .
Kinh doanh online tại : SagoVN

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Kinh Doanh Tri Thức, bạn đã nghe chưa?


Thời xưa, khi nói đến việc kinh doanh, người ta thường nghĩ đóng khung rằng, với qui mô nhỏ thì chí ít phải có mặt bằng mở cửa hàng để buôn bán một thứ sản phẩm hữu hình nào đó; hay qui mô lớn hơn thì phải thành lập công ty hoành tráng, nhiều nhân viên, có cơ sở hoặc nhà máy sản xuất…

Ngày nay, kinh doanh và làm giàu trong thời đại tri thức thì chất xám và công nghệ mới thật sự là yếu tố cốt lõi và giữ vai trò quan trọng, mang tính quyết định. Facebook (mạng xã hội), Google (công cụ tìm kiếm), hay Warren Buffett (nhà đầu tư)… là một vài trường hợp điển hình, họ giàu sụ nhưng không phải vì bán một thứ sản phẩm hữu hình nào cả.

Ngoài ra, những diễn giả nổi tiếng thế giới như Anthony Robbins, Robert Kiyosaki, Jack Canfield… là những người làm giàu nhờ biết khai thác một mô hình kinh doanh rất hiệu quả, nhỏ gọn, không phình to về đầu tư nhưng biên độ lợi nhuận cao, đó là Ngành Kinh Doanh Tri Thức (Infoprenuer); họ là những người biết dùng chất xám, tri thức và kinh nghiệm để làm giàu theo cách của chuyên gia.
kinh doanh tri thuc Infopreneur

Những chuyên gia là những người có bằng cấp lẫn nhiều kinh nghiệm, hoặc có những thành quả cụ thể trong đời, từ đó họ đúc kết thành những bài học để chia sẻ và những phương thức để hướng dẫn lại người khác.

Khát khao lớn nhất của họ là phát triển chuyên môn mà họ đang theo đuổi, không ngừng nâng tầm kiến thức và kinh nghiệm lên mức cao hơn, liên tục nghiên cứu đào sâu và trải nghiệm để có thể tự đúc kết thành cẩm nang hay bí quyết của riêng mình.

Chuyên gia không thích thay đổi ngành nghề hay đầu tư đa ngành mà họ chỉ xoáy sâu vào thế mạnh cốt lõi, đó là thế mạnh mà họ đã dành trọn đời để đam mê và phát triển; và họ vô cùng hạnh phúc với việc kinh doanh trên chính thế mạnh của mình.

Lợi thế của ngành kinh doanh tri thức:
Vốn cực ít
Thù lao cực cao
Thu nhập thụ động tốt
Thỏa sức sống với đam mê
Rủi ro cực thấp
Mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống
Mở rộng phân phối dễ dàng

Ngành kinh doanh tri thức ở Việt Nam đã bắt đầu manh nha dưới hình thức các chuyên gia tư vấn, cố vấn, diễn giả, đào tạo… nhưng vẫn còn sơ khai và chưa phát triển mạnh để trở thành một đế chế kinh doanh nhỏ gọn nhưng mang lại bạc tỉ. 

Chính vì thế, ngành này đang mở ra nhiều cơ hội cho nhiều người, và thành công sẽ đến với những ai thật sự biết chớp thời cơ!


Hãy bắt đầu ngay lúc bạn đã chuẩn bị và đưa ra quyết định . 
Hãy kinh doanh online trên SagoVN
Học kinh doanh tại : Phương pháp kinh doanh nhé
Nguồn : Quách Tuấn Khanh

Không bỏ cuộc khi đã quyết định Kinh Doanh


Đó là thắc mắc, trăn trở của rất nhiều người muốn chinh phục các mục tiêu trong đời nhưng nhiều lúc đã phải buông tay bỏ cuộc. Hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau, và bạn sẽ không bao giờ phải trăn trở về chuyện bỏ cuộc hay đi đến tận cùng nữa.


1. Đặt mục tiêu thế nào để có thể đạt được?

Não bạn chỉ làm việc hiệu quả khi có những thông tin hay yêu cầu thật sự rõ ràng. Vì thế, cách mà bạn đặt mục tiêu phải đáp ứng được tiêu chí hoạt động của não: có đầy đủ dữ liệu để hình dung và cài đặt chương trình hành động nhắm thẳng tới mục tiêu. Và đây là nguyên tắc đặt mục tiêu phổ biến nhất mà rất nhiều người thành công đã sử dụng: Nguyên tắc SMART.

Specific – cụ thể, dễ hiểu. Đừng bảo rằng: Thu nhập của tôi phải cao hơn. Nhưng hãy xác định bạn muốn mức thu nhập của mình là 1000, 2000, hay 5000 đôla/tháng.

Measurable – đo lường được. Đừng bảo rằng: Tôi phấn đấu tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Nhưng hãy xác định: mỗi ngày hay mỗi tuần tôi cần gặp gỡ bao nhiêu khách hàng mới.

Achievable – vừa sức. Đừng mơ có “phép lạ” xảy ra cho dù bạn đầy tràn năng lượng hay quyết tâm cao độ trong mục tiêu khởi sự một doanh nghiệp nếu bạn chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm, các mối quen hệ hay một số vốn cần thiết…

Realistic – thực tế. Đừng tự lừa gạt mình khi bạn đang “sở hữu” 60 kg trọng lượng cơ thể với chiều cao 1,55 m mà muốn trở nên mảnh khảnh sau 2 tháng.

Timebound – có thời hạn. Mục tiêu của bạn là tậu một căn hộ mới, nhưng trong vòng bao lâu? Nếu không xác định thời gian hoàn thành, mục tiêu này sẽ bị trì hoãn và bạn cũng khó lòng để thực hiện tiếp tục những mục tiêu khác.


2. Mục tiêu đó có thật sự là điều cần thiết với bạn, cho bạn không?

Một khi bạn không biết vì sao bạn phải theo đuổi một việc gì đó thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào làm tới nơi tới chốn để đạt kết quả được. Và kết quả đó xem chừng cũng vô nghĩa nếu nó không phải là điều bạn thật sự khao khát, ao ước, mong muốn hay cần thiết cho bạn. Vì vậy, trước hết, bạn phải xác định rõ ràng mục tiêu mà bạn vạch ra có phải, có nên, có đáng, có cần cho mình hay không. Điều này giúp bạn hoặc bỏ ngay từ đầu để không phải lay hoay mất thời gian và công sức, hoặc sẽ có động lực để vượt qua khi khó khăn hay thách thức xuất hiện.

Tóm lại, mục tiêu đó phải xuất phát từ một động cơ quan trọng nào đó của bạn, hoặc bạn phải tìm ra những lý do đủ mạnh thì bạn mới có thể theo đuổi tới cùng.


3. Phải làm gì bây giờ?

Ngồi viết ra mục tiêu và hình dung những kết quả mình sẽ đạt được luôn mang lại cho chúng ta sự hào hứng. Nhưng rồi, cũng chính những điều bạn hào hứng ấy sẽ làm bạn hoang mang và nghi ngờ liệu rằng mình có thể đạt được không nếu bạn không vạch ra một kế hoạch hành động cụ thể.

Bạn phải viết ra cho được những điều bạn cần thực hiện thật chi tiết trong từng tháng, từng tuần, thậm chí là từng ngày. Khi đã cầm bảng kế hoạch hành động trong tay, bạn sẽ không còn cảm thấy áp lực và lo lắng về kết quả cuối cùng nữa, lúc này, điều bạn cần bận tâm duy nhất là làm sao hoàn thành tốt nhất những việc cần làm trong ngày mà thôi. Và nếu làm được như vậy thì đồng nghĩa với việc mỗi ngày bạn đang tiến gần hơn mục tiêu của mình.


4. Năng lượng của tôi ở đâu?



Theo đuổi mục tiêu không phải là chuyện ngày một ngày hai mà thành, đó là một hành trình mà bạn phải luôn có đủ năng lượng và tốt nhất là năng lượng luôn ở mức dồi dào. Năng lượng ấy đến từ việc bạn biết nhìn ra những thành quả mà bạn đạt được trên từng chặng đường, thậm chí là trong từng công việc mà bạn hoàn thành tốt trong ngày. Hãy biết tự khích lệ bản thân! Nếu một lúc nào đó bạn thấy mỏi mệt, hãy nhìn về phần thưởng ở cuối chặng đường để bạn có thêm sức mạnh.

Tuy nhiên, bạn cũng rất cần có người hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành, hay chí ít là nhắc nhở bạn luôn nhớ về mục tiêu mà bạn đang theo đuổi. Vì vậy, đừng giữ mục tiêu cho riêng mình, hãy mạnh dạn chia sẻ và bạn sẽ có được những hỗ trợ cần thiết. Việc chia sẻ mục tiêu cũng giúp bạn có tính cam kết cao hơn.

Và cũng đừng quên dành thời gian để nhìn lại từng chặng đường mình đã đi qua để kịp thời điều chỉnh nếu bạn đi lệch đường, rời xa mục tiêu của mình.


Hãy bắt đầu ngay lúc bạn đã chuẩn bị và đưa ra quyết định . 
Hãy kinh doanh online trên SagoVN
Học kinh doanh tại : Phương pháp kinh doanh nhé
Nguồn : Quách Tuấn Khanh

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

17 tuổi trở thành doanh nhân thành đạt nhất thế giới





16 tuổi nghỉ học, nhưng 1 năm sau, Gurbaksh đã mang về tài khoản trị giá 100.000 đô la.

Đó là câu chuyện hơn 10 năm trước của Gurbaksh Chahal, một trong 10 doanh nhân thành đạt trẻ tuổi nhất thế giới. Bài học về sự thành công của Gurbaksh rất đáng để các teen tham khảo đấy.
Bỏ học lập công ty
Anh ấy sinh năm 1982 là người gốc Ấn Độ định cư tại Mỹ. Ngay từ khi còn là học sinh trung học, Gurbaksh đã tham gia các khóa học đại học. Cha mẹ rất kỳ vọng và mong muốn anh sẽ trở thành bác sĩ hoặc kĩ sư trong tương lai. Họ không muốn Gurbaksh  theo đuổi con đường kinh doanh.

Không chỉ tài năng, bản lĩnh, anh Gurbaksh còn rất đẹp trai, phong độ đấy
Nhưng Gurbaksh đã đưa ra quyết định gây sốc của cả gia đình ở tuổi 16 đó là bỏ học thành lập công ty đầu tiên của mình mang tên ClickAgents (công ty quảng cáo dựa trên hiệu suất). Cha của Gurbaksh Chahal kể lại: “Nó đã làm tôi sốc về quyết đinh ấy”. Điều bất ngờ đã đến, 1 năm sau đó, Gurbaksh đã đưa tặng cha anh tấm séc trị giá 100.000 đô la. Cha của anh thậm chí đã nghi ngờ đó là tiền do anh buôn bán ma túy và sợ cậu con trai phải đi tù.
Gurbaksh sau đó đã bán ClickAgents cho ValueClick và thành lập BlueLithium, một mạng quảng cáo khác, được công nhận là một cách tân trong không gian quảng cáo trên mạng.
Tiếng tăm của Gurbaksh ngày càng vang xa khi BlueLithium được công nhận là mạng cách tân tốt nhất theo AlwaysOn. Công ty này của anh đã được Yahoo mua lại với giá 300 triệu đô đấy.
Giây phút ấy, Gurbaksh đã vô cùng tự hào, anh chia sẻ: “Giây phút tự hào nhất trong đời tôi… là khi nhìn vào ánh mắt của cha lúc tôi thông báo với ông rằng tôi đã bán công ty thứ hai của mình”.
Hiện tại, Gurbaksh đang là chủ tịch kiêm giám đốc hành chính Wallet, một nền tảng tiền tệ ảo cho các phương tiện truyền thông xã hội. Gurbaksh Chahal đã được tạp chí Forbes xếp vị trí thứ 10 trong danh sách những doanh nhân thành đạt và trẻ nhất thế giới.
Bí quyết của thành công
“Đừng quá tập trung vào những gì bạn vừa mất, hãy tập trung vào những gì bạn cần để thành công. Sẽ có lúc bạn có thể mất tới 1 triệu đô la. Và rồi bạn sẽ nghĩ đây là tận cùng thế giới. Nhưng ngày hôm sau, biết đâu bạn có thể lại kiếm được 1,2 triệu. Không gì quan trọng bằng việc bạn luôn luôn phải nỗ lực làm việc. Mọi việc đều cần có kế hoạch B”, Gurbaksh chia sẻ bí quyết thành công của mình.
Bí quyết thành công của Gurbaksh chính là luôn hết mình với công việc
Mặc dù không hề hối hận về việc bỏ học và chọn con đường kinh doanh, nhưng Gurbaksh vẫn khuyên các bạn trẻ rằng học vấn là điều cực kỳ quan trọng với những ai muốn trở thành doanh nhân.
Vậy nên các teen đừng xem nhẹ học tập nhé. Bởi nó sẽ giúp ích rất nhiều cho con đường tương lai của bạn.

Girls Generation - Korean