Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Làm sao tận dụng hiệu quả của các mạng xã hội mà không “làm phiền” người sử dụng

Làm sao tận dụng hiệu quả của các mạng xã hội mà không “làm phiền”  người sử dụng
Việc phải thường xuyên nhận hàng tá thư mời đăng ký thành viên của một mạng xã hội hay tải một chương trình ứng dụng nào đó đã trở nên nhàm chán đối với những người sử dụng mạng xã hội.


Điều này gây không ít thách thức cho những marketer đang tìm kiếm cách thức sử dụng những mạng này để khuấy động fan hâm mộ hay khai thác mối quan hệ với khách hàng.

Theo khảo sát của Cục quảng cáo trực tuyến Anh Quốc, gần 1/3 những người tham gia mạng xã hội cho biết họ đã quá nhàm chán với những lời yêu ca tham gia mạng xã hội hay thử những chương trình ứng dụng mới. Điều này có nghĩa là những marketer cần phải liên tục đổi mới nếu họ muốn tận dụng sức mạnh của mạng xã hội và khuyến khích người sử dụng tham gia vào những trang web do họ tài trợ.

Khi được hỏi “Điều gì bạn không thích ở một mạng xã hội?”, có 31% người trả lời là họ nhân quá nhiều thư đề nghị sử dụng những ứng dụng mới. 16% cho rằng xuất hiện những quảng cáo không phù hợp với họ. Khoảng hơn 5% than phiến về những thông điệp từ các nhãn hiệu và 5% khác lại ca thán về sự lạm dụng của các mạng xã hội. 12% không có phàn nàn và 7% đã đăng ký đề tìm hiểu thêm về nhãn hiệu.

“Xét theo quan điểm của marketer, mạng xã hội rất tuyệt vời về lý thuyết”, theo Alistair Beattie, Giám đốc bộ phận kế hoạch chiến lược của AKQA, Luân Đôn. “Đó là một nhóm người có nhiều thời gian và luôn thích tìm hiểu về các nhãn hiệu. Cái khó là họ xem đây là không gian riêng để tiêu khiển và luôn “kháng cự” với những gì được cho là quảng cáo trong không gian riêng của mình.

Hạn chế spam

Amy Kean, giám đốc marketing cao cấp của IAB cho biết: “Mặc dù mạng xã hội đã trở nên quen thuộc, nhưng cuộc nghiên cứu trên đã chỉ ra tầm quan trọng của việc tôn trọng người sử dụng. Họ sẽ không phản hồi những thư rác và quảng cáo không liên quan. Do đó việc quản lý những thông tin quảng cáo này sẽ là ưu tiên hàng đầu của các mạng xã hội".

AKQA đã thành công với Marmite* trên Facebook. Thông điệp quảng cáo của nhà sản xuất bánh mì này là “Yêu nó hay ghét nó” (Love it or hate it), thông điệp này tạo ra các chủ đề bàn tán trên các mạng xã hội. Các fan đã post các công thức, thảo luận các cách thức chế biến kì lạ để thưởng thức loại đặc sản này. Họ còn kể những truyền thuyết về món ăn này và chia sẽ sự khó chịu khi không thể mua loại bánh mì này ngoài nước Anh.

Theo Beattie quảng cáo trên các mạng xã hội “vẫn theo phương pháp tiếp cận gián đoạn truyền thống theo kiểu tích góp những thông điệp mà người sử dụng yêu thích”.
Khảo sát của IAB đã chỉ ra rằng: Những nội dung chuyên biệt sẽ thu hút 28% người sử dụng và những thông điệp mạng lại những lợi ích thiết thực sẽ thu hút 37%. Đây là chìa khóa cho những phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng trên mạng xã hội. Trong đó chỉ có 5% cho là họ không thích các thông điệp mà nhãn hiệu truyền tải.

Điều này cho thấy những cơ hội lớn dành cho marketer nếu họ biết đánh đúng vào nhu cầu của người dùng. “Để trở nên thân thuộc, các nhãn hiệu cần có tính cách và ai đó có thể kết bạn”, Beattie cho biết “nguyên tắc chính là đưa ra những lợi ích mà không có ở đâu khác hay những lợi ích mang tính cộng đồng. Những nhãn hiệu cũng là một phần trong cuộc sống của mỗi người và họ đều cảm thấy vui vẻ khi được xem như là bạn của một nhãn hiệu nào đó.”

Khảo sát của IAB trên 2,000 người sử dụng internet cũng chỉ ra rằng mạng xã hội đang ngày trở nên thân thuộc hơn trong môi kinh doanh hiện tại. 41% cho rằng họ ngày càng tin tưởng và đánh giá cao những ý kiến và nhận xét của bạn bè và người thân trên mạng xã hội.



Nguồn VNBranding

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean