Phần lớn chúng ta giỏi nói hơn là biết lắng nghe, vậy làm thế nào để tạo ngay sự thân thiện khi gặp một người mới hoặc muốn nâng mối quan hệ hiện tại lên một mức độ cao hơn, tốt hơn.
Nghệ thuật chú tâm lắng nghe
Tiến sĩ Keith Ferrazzi, chuyên gia bậc thầy về giao tiếp miêu tả cách chúng ta lắng nghe theo 4 kiểu khác nhau và đặt tên theo 4 từ bắt đầu bằng chữ R: Removed (lơ đãng); reative (phản hồi); responsible (trách nhiệm); và receptive (tiếp thu).
1. Lơ đãng là hình thức lắng nghe mà không thật sự chú tâm, lắng nghe trong khi tâm trí bận rộn làm việc khác (suy nghĩ trong đầu của bạn át tiếng nói của người khác trong một cuộc đối thoại).
2. Trong hình thức nghe “phản hồi”, bạn có chú tâm hơn một chút. Nếu người khác hỏi bạn một câu hỏi, bạn trả lời lại bằng một câu trả lời đúng chủ đề. Bạn nghe, nhưng bạn không thật sự suy nghĩ về những gì trong đối thoại.
3. Lắng nghe có trách nhiệm xảy ra khi bạn không chỉ phản hồi trước những gì bạn nghe, mà còn đáp lại với đề nghị hành động hay yêu cầu thêm thông tin làm rõ. Đây là nền tảng căn bản của những cuộc trò chuyện tốt đẹp. Hình thức này tương đương với việc bạn nói chuyện với ai đó chứ không phải vào mặt ai đó!
4. Lắng nghe tiếp thu là hình thức lắng nghe sâu sắc nhất. Trong hình thức này, bạn đồng cảm hoàn toàn với những gì bạn nghe (bạn chưa vội phản bác, lắng nghe đã), và cảm nhận được cảm giác của người nói. – Đây là mức độ lắng nghe mà chúng ta đều muốn đạt đến.
Không thể có thứ gì xứng đáng xảy ra trong mối quan hệ nếu không có sự chia sẻ.
· Tạo ngay sự thân thiện
- Kiến tạo môi trường chân thật quanh bạn: Chân thật nghĩa là thể hiện đúng bản thân mình. Hãy lắng nghe tiếng nói chân thật bên trong, hãy để người khác nhìn thấy chính bạn và những gì bạn vốn có – những nỗi lo, mối quan tâm, niềm đam mê, sự thông thái và kỹ năng của bạn…
- Tạm ngừng thành kiến: Thành kiến đơn giản là một phần của con người. Chúng ta thường tạo nên những thành kiến về người khác rất nhanh và dữ dội. Thử nhớ lại chuyện gí xảy ra khi bạn nhìn thấy ai đó, họ nhìn thấy bạn, và cả hai cân nhắc suy nghĩ về nhau. Bạn đang đánh giá người kia cùng những thành kiến (có thể hoàn toàn sai lệch). Vì thế, kỹ năng quan trọng cần luyện tập khi gặp gỡ người khác là tiếp cận tình huống với ít giả định nhất. Nếu có giả định, hãy hướng đến điều tốt đẹp, và tìm cách thể hiện sự quan tam người khác.
- Truyền đạt điều tích cưc: Tiếp theo, hãy chủ động và tích cực. Một khi bạn đã tìm được tiếng nói tự bên trongvà biết lắng nghe cũng như đang nói một cách chân thật, bước đơn giản tiếp theo là truyền đạt những cảm xúc tích cực này cho người khác. (Việc này có thể xóa bỏ ngăn cách giữa hai người và tạo lập môi trường thân thiện, chào đón).
Bất cứ lúc nào bạn suy nghĩ tích cực, nhóm giao tiếp cũng suy nghĩ tích cực. Cứ thử xem, bạn sẽ thấy kết quả.
- Sự chia sẻ: Bước cuối cùng để đến với sự thân thiết và tin cậy là phải cởi mở và chia sẻ niềm đam mê, những nỗi lo lắng và e ngại cho tương lai. Bởi không thể có thứ gì xứng đáng xảy ra trong mối quan hệ nếu không có sự chia sẻ. Và điều dễ dàng nhất là bắt đầu bằng chia sẻ mối quan tâm và niềm đam mê của mình. Cấp độ tiếp theo là chia sẻ mục tiêu và ước vọng của bạn. Chia sẻ những điều này sẽ kích hoạt một chuổi phản ứng khiến mọi người cởi mở hơn, những người khác cũng cảm thấy liên quan và thậm chí còn giúp bạn đạt những mục tiêu này.
Hầu hết chúng ta đều sống trong cảm nhận phải thể hiện một hình ảnh mà người khác mong muốn ở mình (đồng thời cũng tự thuyết phục bản thân về hình ảnh này). Nhưng để thay đổi được cuộc đời mình, bạn chỉ cần thay đổi một số thói quen xấu, lối suy nghĩ tiêu cực của quá khứ và bắt đầu nhận thức suy nghĩ của chính mình để có thể tự nhận biết nó. Mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét