Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Nguyên tắc lãnh đạo của đạo diễn phim Avatar - James Cameron

Nếu bạn xem hết danh sách dài vô tận gồm các diễn viên, đạo diễn, nhà quay phim... tham gia bộ phim Avatar, bạn sẽ thấy có khoảng 3,000 người để làm nên thiên anh hùng ca bằng kỹ thuật CGI (công nghệ hình ảnh do máy tính tạo ra), hiện đã đạt doanh thu hơn $2.5 tỉ đô la trên toàn thế giới, phá vỡ kỷ lục số vé được bán ra, giành hơn 9 đề cử giải Oscar và đưa rạp chiếu phim vào thời kỳ kỹ thuật số. Ông chủ của tất cả những con người đó là đạo diễn James Cameron.

Khi đang nghiên cứu cho cuốn sách của mình, The Futurist: The Life and Films of James Cameron (Người theo chủ nghĩa vị lai: cuộc đời và những bộ phim của đạo diễn James Cameron), tôi đã được thấy cận cảnh phong cách quản lý thường xuyên thích tranh cải của vị đạo diễn này. Một trong các những nhà làm phim có tư tưởng đổi mới nhất Hollywood, Cameron cũng là một trong những đốc công hà khắc nhất, một người khét tiếng là đã thiết lập những luật lệ hà khắc cho những bộ phim như The Terminator (Kẻ huỷ diệt), Aliens (người ngoài hành tinh) và Titanic. Sau bộ phim Titanic, đạo diễn Cameron đã có nhiều năm xa rời với nghiệp làm phim để thoả niềm đam mê cả cuộc đời ông đó là khám phá đại dương sâu thẳm. Những kinh nghiệm ông đã từng lãnh đạo những nhóm người trên biển khơi đã ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của đạo diễn. Nhưng làm việc cho đạo diễn Cameron thì vẫn quá vất vả theo tiêu chuẩn của Hollywood. Đứng từ góc nhìn của tôi về bộ phim Avatar, đây là những nguyên tắc quản lý mà ông tuân theo:

Phá vỡ nền tảng mới


"Đó là bộ phim Avatar, thật vậy, không có gì hiệu quả ngay lần đầu thực hiện," nội dung trên một tấm bảng trắng đặt trong nhà kho dự trữ ở bang Los Angeles được dùng làm trường quay của bộ phim khoa học viễn tưởng này. Phá vỡ một nền tảng mới là lẽ sống của Cameron - không gì có thể hấp dẫn người đàn ông này trừ khi nó khó có thể làm. Nhưng đổi mới cũng trở thành một cách để gắn kết các nhóm làm việc của ông, cả từ bộ phim Avatar và từ việc khám phá đại dương sâu thẳm của ông. đạo diễn Cameron cho rằng "Chúng tôi ra ngoài đến những vùng đất hoang vu làm việc vượt ra ngoài biên giới những gì đã biết" một cách so sánh giữa các dự án công nghệ hình ảnh bằng máy tính và dự án dưới biển sâu". "Chúng tôi đang làm những điều bất thường mà người ngoài sẽ không thể hiểu được." Đối với đạo diễn Cameron, khả năng khám phá không chỉ vì mục đích làm phong phú thêm sở thích cá nhân mà nó còn là một công cụ quan trọng để kích lệ và đoàn kết các nhóm làm việc của ông.

Bị sa thải là điều quá nhân từ

Mọi người mà đã từng tham gia các vai diễn của đạo diễn Cameron và thuộc ê-kíp làm việc cho ông đều có những câu chuyện đấu tranh cay đắng về chuyện làm việc cho ông, và thậm chí họ dường như đều như quên hết những chuyện đó khi họ nắm trong tay các giải Oscar và ngân phiếu đổi ra tiền mặt. Nhiều học sinh cũ của đạo diễn Cameron sẽ chia sẻ một câu chuyện từ bộ phim đầu tiên của họ với đạo diễn này, một ngày họ biết chắc rằng họ sẽ bị sa thải, hầu như họ đã từng mong đợi điều đó. Nhưng đạo diễn Cameron hiếm khi sa thải người làm. Ông cho rằng "Sa thải là điều quá nhân từ,". Thay vào đó ông thử thách lòng kiên trì của họ trong nhiều giờ, những nhiệm vụ khó khăn và những lời phê bình gay gắt. Những người còn sót lại thường làm chính họ ngạc nhiên do những nỗ lực cho công việc tốt nhất trong sự nghiệp, và tiếp tục cộng tác với đạo diễn Cameron trong dự án tiếp theo.

Luôn là người đi tiên phong

Đạo diễn Cameron hầu như luôn hài hước trong hành động. Ông làm những việc mà các đạo diễn tốt nhất không làm - giữ máy quay, đảm nhiệm việc điều chỉnh biên tập phim, phác hoạ các sinh vật, tự làm trang điểm. Sự thật là, ông sẽ tự mình làm hầu như mọi việc liên quan đến một bộ phim nếu như ông có thể. Nhưng đối với bất kỳ bộ phim nào, ít nhiều tham vọng như bộ phim Avatar , thì phải dựa vào sự cộng tác. Buộc phải vào dựa vào những người khác, đạo diễn Cameron đặt ra tốc độ. Trong số 3000 nghệ sỹ và kỹ sư làm việc cho ông, ông là người đầu tiên bắt đầu một thử thách mới, là người cuối cùng ngừng làm việc khi hết một ngày, là người vất vả nhất nhưng luôn vui vẻ.

Làm việc tốt là chưa đủ

Bộ phim Avatar tiêu tốn gấp đôi thời gian để làm một bộ phim trung bình. Phần lớn thời gian tăng thêm đó là do các yêu cầu thiết kế khổng lồ của bộ phim và việc dựa vào những công nghệ chưa được thử nghiệm, nhưng phần lớn là do chủ nghĩa hoàn hảo của đạo diễn Cameron. Phải mất hàng giờ để đi vào những chi tiết nhỏ nhất, thích cho mọi việc phải vào tư thế chính xác ngay lập tức. Một trường trong một cảnh quay hiệu ứng đặc biệt có thể làm đạo diễn Cameron nổi giận. Sau 15 phút tranh cãi qua điện đàm về việc sắp xếp chúng với các nghệ sỹ ở hãng Weta Digital ở New Zealand, ông tuyên bố, "Trường này trị giá 50 triệu đô của tổng sản lượng quốc nội!" ông lắc đầu với vẻ ám ảnh.
Tuy nhiên, thật là khó để tranh cãi về phong cách soi mói của đạo diễn Cameron, khi khán giả phải rùng mình chìm đắm trong thế giới giàu chi tiết mà ông tạo ra.

Biết cách thuê người làm việc cho mình

Nhận thấy rằng anh ta có thể là một người làm việc chăm chỉ để cộng tác, đạo diễn Cameron sẽ cử những người được uỷ quyền khá dễ chịu để tiếp cận anh ta một cách khôn khéo. Ông thừa nhận "Tôi đã có những ngày đen tối, và vào ngày tươi sáng nhất của tôi, tôi không là Ron Howard".
Các cộng sự thân nhất của đạo diễn Cameron, nhà sản xuất Jon Landau, và giám đốc hãng phim Rae Sanchini, đều là những người uyên bác về quản lý. Họ biết khi nào một nhóm làm việc kiệt sức cần đến một lời động viên, khi nào lòng tự trọng của nghệ sỹ bị tổn thương cần được xoa dịu, khi nào một nhà quản lý xưởng phim luôn lo âu cần trấn tĩnh lại.
Và - một tài năng chưa bao giờ được đánh giá thấp - họ biết khi nào nên gọi món pizza, và báo với ông chủ bỏ qua bữa tối.
- Bài viết của Rebecca Keegan trên Harvard Business Publishing. Bà là tác giả của cuốn sách The Futurist: The Life and Films of James Cameron.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean