Đó không chỉ là những công ty của Mỹ như McDonald’s, Ford, Microsoft, Apple mà còn là thương hiệu đến từ nhiều nước khác trên thế giới với những cái tên quen thuộc như Sony, Toyota …
Chúng ta sống và làm việc trong thế giới đó, chúng ta ăn, mặc, ở, chúng ta di chuyển trên những chiếc xe hơi, tàu hỏa, máy bay do thế giới đó sản xuất ra và giao tiếp liên lục địa một cách nhanh chóng nhờ các mạng lưới truyền thông điện tử cực kỳ hữu hiệu mà thế giới đó mang lại.
Nói tóm lại, mọi nhu cầu về cuộc sống, sinh hoạt, học tập, giải trí và làm việc hàng ngày của chúng ta đều lệ thuộc gần như hoàn toàn vào thế giới của các công ty danh tiếng cùng hàng triệu loại sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp.
Dưới đây là những tập đoàn, doanh nghiệp được coi là đã góp phần đáng kể làm thay đổi thế giới được xếp theo tiêu chí doanh thu, hiệu quả, sức mạnh thương hiệu...
1. Microsoft - Ngôi nhà không thể thiếu cửa sổ, cuộc sống không thể thiếu… Windows.
- Người sáng lập William H. Gates và Paul Allen đứng vị trí thứ 49 trong nền kinh tế Mỹ trong 500 doanh nghiệp do Forbes bình chọn năm 2007.
- Microsoft thành lập năm 1975, với nét đặc trưng là tạo ra những hệ điều hành được sử dụng bởi gần như toàn bộ các máy tính cá nhân trên khắp thế giới.
- Sản phẩm chính: Phần mềm máy tính và các dịch vụ Internet. Năm 2007, doanh thu 44,28 tỷ đôla, đạt lợi nhuận 12,6 tỷ đôla, với 79.000 nhân viên.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1975, Bill Gates và Paul Allen chuyển đổi ngôn ngữ lập trình của loại máy tính lớn đời đầu thành một loại ngôn ngữ có thể được sử dụng trên chiếc máy tính cá nhân đầu tiên. Công ty mà họ đã đặt tên bằng cách ghép hai từ đầu của “microcomputers” và “software” - đã thành công ngoài sức tưởng tượng.
Lợi nhuận năm đầu tiên chỉ là 16.000 đôla, nhưng đến năm thứ năm thì nhảy vọt lên đến 7,5 triệu đôla và mở rộng kinh doanh ra toàn cầu. Năm 1985, công ty này đã thu về gần 150 triệu đôla lợi nhận. Sau đó, Microsoft được cổ phần hóa trong khi vẫn duy trì mức lợi nhuận đáng kinh ngạc 25% trên doanh thu bán hàng. Bill Gates đoạt danh hiệu tỷ phú trẻ tuổi nhất nước Mỹ khi đó và người giàu nhất thế giới sau này.
2. Tập đoàn AT&T -Phép màu của Thế kỷ 19:
- Người sáng lập Alexander Graham Bell, Gardiner Hubbard và Thomas Sanders, đứng vị trí thứ 27 trong nền kinh tế Mỹ do Forbes xếp hạng năm 2007.
- AT&T thành lập năm 1877 và trở thành nhà tiên phong trong cuộc cách mạng ngành truyền thông với sản phẩm chính, mạng hữu tuyến, vô tuyến, Internet, với doanh thu 63 tỷ đôla, lợi nhuận 7,36 tỷ đôla năm 2007. Tổng số nhân viên 309.000 người.
Nếu có phép lạ nào đó giúp con người có thể nghe được tiếng nói của nhau từ những khoảng cách vài trăm mét đến vài chục nghìn km thì đó chính là “phép lạ” mà AT&T, cùng với Graham Bell, người khai sinh ra công ty này, đã mang đến cho nhân loại. Với hơn 80 triệu khách hàng tại Mỹ, AT&T vẫn đứng vững ở ngôi vị độc tôn trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
3. Hãng ôtô Ford: Nhân loại đi nhanh hơn và xa hơn
- Người sáng lập Henry Ford. Tập đoàn này đứng vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng năm 2007 và được coi là nhà cách mạng trong hoạt động sản xuất hàng loạt các sản phẩm chính như xe hơi, xe tải, thiết vị vận tải... Năm 2007, hãng đạt doanh thu 160 tỷ đôla. Tổng số nhân viên 245.000 người.
Nếu AT&T từng tạo ra “phép màu” giúp đôi tai nhân loại trở nên “thính” hơn trước những khoảng cách tưởng như vô tận thì Ford Motors đã biến ước mơ của con người về “đôi hài vạn dặm” trở thành sự thật. Mọi khoảng cách về địa lý và thời gian đều bị rút ngắn bởi những ý tưởng “thay đổi cả thế giới” của Ford.
4. Apple - Quả táo khuyết khiến cả hai nửa thế giới thèm muốn.
- Người sáng lập Steve Jobs, Steve Wozniak. Tập đoàn này đứng vị trí 121 trong bảng xếp hạng năm 2007.
- Sản phẩm chính gồm máy tính cá nhân, thiết bị ngoại vi và các thiết bị truyền thông đa phương tiện.
- Doanh thu năm 2007 19,32 tỷ đôla và lợi nhuận 1,99 tỷ đôla. Số nhân viên 20.000 người.
Triết lý kinh doanh của Apple là: Biến cái phức tạp thành đơn giản, nâng cái tầm thường lên đỉnh cao nghệ thuật, bán thiết bị kỹ thuật cao với giá thấp, làm cả thế giới mất ăn mất ngủ vì chờ đợi. Người ta không mấy xa lạ với chiêu bài của Apple như thôi thúc nhân viên trốn việc để… xếp hàng giành giật quyền sở hữu một sản phẩm nằm gọn trong lòng bàn tay mới ra lò. Còn nhiều điều hơn thế nữa được đưa ra từ tài năng thiên phú của người đàn ông tên có cái tên bình dị Steve Jobs và tinh thần sáng tạo không ngừng của một tập đoàn có logo hình quả táo khuyết.
5. McDonald’s... và kể từ đó nhân loại ăn nhanh hơn.
- Người sáng lập Ray Kroc. Năm 2007, McDonald’s đứng vị trí thứ 108 trong bảng xếp hạng của Forbes. Tập đoàn này đã khởi xướng và vẫn đang dẫn đầu cuộc cách mạng thức ăn nhanh trên toàn cầu với sản phẩm chính là hamburger, gà rán, khoai tây chiên và thức uống.
- Doanh thu năm 2007 của hãng đạt 21,59 tỷ đôla và lợi nhuận 3,54 tỷ đôla. Tổng số nhân viên 465.000 người.
Hầu hết người dân Mỹ không thể nhớ được tự bao giờ khu phố của họ không có một nhà hàng thức ăn nhanh, cho đến một ngày loại nhà hàng thông dụng này có mặt ở khắp mọi ngõ ngách, không những ở Mỹ mà trên khắp thế giới.
6. America Online - Trực tuyến đến từng căn hộ. Người sáng lập Steven M. Case. Tuy không được Forbes xếp hạng năm 2007 song tập đoàn này được đánh giá là những doanh nghiệp danh tiếng góp phần cải tạo thế giới của những thập kỷ trước. Lĩnh vực kinh doanh chính là đường truyền truy cập Internet, nội dung trực tuyến và các sản phẩm phần mềm liên quan.
Steve Case từng hứng chịu sự chế giễu từ những người xung quanh từ năm 1980, khi chàng sinh viên vừa tốt nghiệp đại học tuyên bố một cách đầy tự tin rằng truyền hình cáp sẽ là phương tiện truyền tải thông tin hàng đầu trong tương lai. Ông bị nhiều công ty trong ngành này từ chối thẳng thừng khi gửi đơn xin việc, trong đó có cả kênh truyền hình mới ra đời HBO. Sự thật là Case đã không thành công cho đến khi ông có cái nhìn thấu đáo hơn về công nghệ và người tiêu dùng trong những năm tháng làm việc bán thời gian ở các cửa hàng Procter & Gamble và Pizza Hut.
7. Hãng chuyển phát nhanh FedEx: Bưu phẩm đi khắp thế giới “ngày hôm sau”. Người sáng lập Frederick Wallace Smith.
Năm 2007, FedEx đứng vị trí thứ 68 trong bảng xếp hạng. Doanh nghiệp này được đánh giá là đã hình thành nên nền công nghiệp vận chuyển của thế hệ mới. Doanh thu của hãng năm 2007 đạt 32,29 tỷ đôla và đạt lợi nhuận 1,8 tỷ đôla. Số nhân viên là 141.000 người.
Thông điệp mà FedEx đưa ra là: Bạn gởi một tấm thiệp chúc mừng đến một người bạn thân đang ở cách bạn 18.000 km và người ấy nhận được tấm thiệp của bạn ngay vào ngày hôm sau. Ai có thể giúp bạn làm được điều đó? Đó chính là Fedex.
8. Wal-Mart - Giàu nhất nhờ bán hàng rẻ nhất. Người sáng lập Sam Walton. Tập đoàn này đứng vị trí số một trong nền kinh tế Mỹ năm 2007. Hãng đã sử dụng các bước cải tiến trong hoạt động kinh doanh bán lẻ vào địa vị thống trị toàn cầu. Sản phẩm chính của Wal-Mart là tơ lụa, hàng gia dụng, hàng điện tử, tạp hóa. Doanh thu của hãng năm 2007 là 351,14 tỷ đôla và đạt lợi nhuận 11,28 tỷ đôla. Số nhân viên 1,14 triệu người.
9. Tập đoàn Toyota: Nhà cách mạng hàng đầu trong ngành sản xuất xe hơi ở kỷ nguyên toàn cầu hóa:
Người sáng lập Kiichiro Toyoda. Tập đoàn này được đánh giá là đã thực hiện cuộc cách mạng về sản xuất sản xe ôtô trong thời đại toàn cầu hóa.
- Sản phẩm chính: Xe hơi gia đình, xe thể thao, xe tải, thiết bị công nghiệp. Tháng 3/2008, Toyota đạt doanh thu 245,6 tỷ đôla Mỹ và đạt 16,05 tỷ đôla lợi nhuận.
- Tổng số nhân viên 299.394 người.
Cùng với việc nắm một nửa quyền sở hữu Hãng Daihatsu, Toyota trở thành nhà sản xuất ôtô có lượng xe xuất xưởng lớn nhất thế giới vào cuối quý I/2007. Đây là một tập đoàn công nghiệp khổng lồ với doanh số hàng năm vượt hơn 100 tỷ đôla từ các hoạt động sản xuất ôtô, động cơ, thiết bị công nghiệp, nhà đúc sẵn... Các dòng xe hơi gia đình và xe thể thao của Toyota với các nhãn hiệu Lexus, Camry, Corona, Land Cruiser… là những nhãn hiệu hàng đầu luôn làm các đối thủ vị nể và người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng.
10. Sony: Walkman - Bồng bềnh trên từng bước đi:
- Nhà sáng lập Ibuka Masaru và Morita Akio. Tập đoàn này được đánh giá là thay đổi thị trường hàng điện tử dân dụng trên toàn cầu với các sản phẩm chính là thiết bị điện tử, phim ảnh, chương trình TV, thu âm nhạc. Doanh thu năm 2007 đạt 63.082 tỷ đôla.
Ba thập kỷ trước, những người Mỹ ưa chuộng đồ dùng công nghệ cao nếu muốn có một chiếc TV hiện đại sẽ luôn chọn nhãn hiệu Sony. Từ lúc được ra mắt vào năm 1968, chiếc TV Trinitron dùng ống phóng hình điện tử đã nhận được sự ca ngợi rộng khắp như là một sản phẩm tuyệt vời xét về mặt giá cả so với các TV truyền thống sử dụng đèn chân không.
Là một trong vài công ty lớn của Nhật Bản đã xâm nhập vào thị trường TV của Mỹ một cách mạnh mẽ trong khi những công ty quốc nội đã đa dạng hóa kinh doanh sang các lĩnh vực khác, Sony từ lâu đã nhắm đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh ở xứ sở giàu có này. Họ đã không chậm trễ xây dựng thương hiệu một cách đúng đắn ở đây như một nhà cung cấp sản phẩm điện tử chất lượng cao và hiện đại. Hình ảnh rõ nét đến mức kinh ngạc trên bộ sản phẩm TV Trinitron của công ty đã giúp họ có được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng toàn nước Mỹ.
(Trích cuốn sách "50 công ty làm thay đổi thế giới" do First News phát hành)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét