Nghề buôn bán xưa và nay dường như đã khác xa một trời một vực nhưng về căn bản vẫn dựa trên 10 Quy luật bất di bất dịch mà người Trung Hoa ...Bí Quyết Kinh Doanh.
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
Kiến tạo giá trị bản thân
Cái giá cho niềm đam mê
Hãy coi trọng và yêu những việc bạn làm
Thực đơn cho cuộc sống
Nhưng chuyến xe cuộc đời
Phép thử lòng đam mê
Hãy nói KHÔNG khi bạn không muốn
Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012
Làm thế nào để doanh nghiệp bạn không bị chìm như tàu Titanic
Link to full article
Công bố danh sách 6 học viên tiếp theo trúng tuyển TFI khóa 2
Xin trân trọng thông báo danh sách 6 thí sinh tiếp theo (thông báo thứ 3) trúng tuyển “Khóa ươm tạo khởi nghiệp từ thung lũng Silicon” của TOPICA Founder Institute (TFI) khóa 2 tại TPHCM:
14. Trương Mạnh Cường – Territory Sales Manager, SAP
15. Nguyễn Thị Thanh Hà – Managing Director, Ohyeah
16. Nguyễn Anh Tuấn – Marketing Team Leader, Truong Ton Corporation
17. Nguyễn Quang – Cofounder, Passed Pawns LLC
18. Nguyễn Phúc – Managing Director, DeltaViet
19. Nguyễn Hải Linh – Founder & CEO, Smavio
Danh sách 8 học viên đầu tiên trúng tuyển:
http://tba.topica.edu.vn/blog/khoi-nghiep/8-hoc-vien-dau-tien-trung-tuyen-khoa-2/
Danh sách 5 học viên tiếp theo trúng tuyển:
http://tba.topica.edu.vn/blog/khoi-nghiep/5-hoc-vien-tiep-theo-trung-tuyen-2/
(*) Danh sách thí sinh trúng tuyển sẽ tiếp tục được cập nhật ngay sau khi có kết quả kiểm tra đầu vào của các ứng viên
http://tba.topica.edu.vn/blog/khoi-nghiep/dong-tau-hay-cho-song-den/
Huấn luyện khởi nghiệp từ Thung lũng Silicon
30 Mentors là Founders thành đạt từ Thung lũng Silicon và Việt Nam
15 Sessions trong 15 tuần
30 Startups
25 thành phố, 15 nước đã triển khai
Mục tiêu: Khởi nghiệp các doanh nghiệp công nghệ cao
Đăng ký tham gia tại đây (Final Admission Deadline: 15/5/2012): http://tba.topica.edu.vn/dangky
Link to full article
Bạn có chắc chắn về 'Quyết định tập thể'?
Nhiều vị CEO cũng như nhiều nhà quản lý thường rất tự tin và hài lòng với những quyết định cuối cùng được đưa ra bởi "toàn bộ đội nhóm". Nhưng thực chất - đó chỉ là 1 sự ảo tưởng sai lầm.
Bob Frisch là đối tác điều hành của Strategic Offsites Group, tác giả của nhiều bài viết được đánh giá cao trên Havard Business Review. Ông cũng vừa mới xuất bản cuốn sách đầu tiên mang tên: “Who’s in the Room ? How Great Leaders Structure and Manage the Team Around Them”. Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia nhiều kinh nghiệm này về việc ra quyết định chung trong một đội nhóm.
Nhiều nhà điều hành đã nói với tôi rằng trong mọi trường hợp, tập thể của họ đều đưa ra được những quyết định chung. Một vị CEO đã nói “Bob, tôi biết ông thường nghĩ là các cá nhân chứ không phải đội nhóm, mới là đối tượng chính ra các quyết định. Nhưng điều đó không đúng đâu. Tôi và đội của tôi luôn đưa ra những quyết sách cùng nhau”
Tuy nhiên thực tế là, chính họ mới là người nhầm lẫn. Đó là một sự ảo tưởng. Những ban điều hành có thể thảo luận các vấn đề hoặc tranh luận về kế hoạch hành động, và đôi khi là đưa ra ý kiến biểu quyết. Nhưng thực chất trong những thời điểm đó, họ chẳng quyết định việc gì với tư cách đội nhóm cả.
Lấy ví dụ, giả sử trong chương trình họp có một vấn đề là “Quyết định cuối cùng về kế hoạch mở rộng kinh doanh”, một bản diễn thuyết kèm slide được chuẩn bị, những ý kiến bắt đầu nảy sinh, hình thành nên những cuộc tranh luận, sau đó dẫn tới sự thoả hiệp và cuối cùng là sự nhất trí toàn diện. Điều đó thật giống với một “quyết định tập thể” – ít nhất là trong suy nghĩ của nhà quản lý, người điều hành buổi họp.
Nhưng sau đó, tôi hỏi vị CEO kia 2 câu hỏi: Thứ nhất: “Anh có thực sự là nhân tố chính cho sự thông qua cuối cùng ?”. Nếu câu trả lời là có, vậy thì thực tế, đội nhóm chẳng quyết định gì cả; họ đồng ý với chương trình hành động vốn chỉ được đi vào thực hiện khi có sự phê chuẩn của ông sếp. Tuy nhiên người CEO cũng có thể đáp lại “Nhưng đôi khi những cuộc thảo luận làm thay đổi quan điểm của tôi. Trong trường hợp đó, đội nhóm đã tự tạo nên quyết định riêng cũng như tham gia vào quyết định này đấy chứ.”
Điều đó hoàn toàn đúng. Cuộc thảo luận nhóm có thể khiến người lãnh đạo thay đổi suy nghĩ, từ đó “tái định dạng” phương án hành động cuối cùng. Nhưng thậm chí nếu phương án đó vốn không phải chủ ý của nhà quản lý từ trước, thì thực tế, các CEO vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự nhất trí chung. Do vậy, chừng nào các ông chủ vẫn còn giữ vị thế trong khâu cuối cùng của việc ra quyết đinh, chừng nào tất cả những ý tưởng vẫn phải được sếp thông qua mới được đưa vào thực hiện, thì chừng đó, quyền lực không bao giờ thuộc về đội nhóm. Đó vẫn luôn là nhà lãnh đạo, người ký bút cho việc thực thi các quyết định.
Kế đó, tôi hỏi câu thứ hai: “Nếu đội nhóm không thể tìm được tiếng nói chung - điều gì sẽ xảy ra tiếp ?” Và các nhà lãnh đạo thừa nhận rằng, quyền quyết định mọi thứ lại phụ thuộc tất cả vào họ. Điều này lại minh chứng cho khẳng định, người điều hành luôn nắm giữ vị trí then chốt trong mỗi cuộc bàn bạc ý kiến.
Trong một vài trường hợp, các nhà lãnh đạo có thể có việc bận đột xuất và họ thực hiện việc uỷ quyền trong vấn đề ra quyết định. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, các CEO thường xuyên uỷ quyền cho một cá nhân, chứ không phải một tập thể. Và do đó, tiến trình xảy ra cũng chẳng khác nhau là mấy. Những ảo tưởng về việc các quyết định được đưa ra bởi “tập thể” vẫn luôn tồn tại - đặc biệt là trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo – trong khi những người dưới quyền lại đôi khi cảm thấy không thoả mãn hay thậm chí bất phục.
Một cuộc nghiên cứu về hiệu quả quản trị nhóm đã được tiến hành bởi hãng tư vấn lãnh đạo nổi tiếng toàn cầu là Heidrick & Struggles vài năm trước, đối tượng tham gia là 124 CEO đến từ khắp nơi trên thế giới cùng 579 cộng sự của họ. Tất cả được yêu cầu đánh giá về sự rõ ràng, hợp lý của tiến trình ra quyết định chung trong đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Theo thang điểm từ 1 đến 7, các CEO đánh giá sự minh bạch của việc thảo luận nhóm ở mức 5.62, trong khi đó, những người quản lý làm việc dưới họ lại chỉ chấm điểm ở mức 3.86.
Vậy với mục đích làm cho đội nhóm không cảm thấy bị tước sức mạnh, một người lãnh đạo nên chăng tạo ra những quy trình ra quyết định mới, trong đó các thành viên khác sẽ có thể đề ra ít nhất một số quyết định lớn được thông qua mà không cần sự đồng ý của CEO ? Tôi nghĩ là không.
Thứ nhất, tầm quan trọng của các quyết định trong kinh doanh là không phải bàn cãi, cũng như các cá nhân mới chính là những đối tượng trực tiếp lãnh trách nhiệm cho những quyết sách sai lầm. Thứ hai, bản chất mối quan hệ trong các tổ chức vẫn không thay đổi. Bất chấp những học thuyết xây dựng đội nhóm xuất hiện trong suốt vài thập kỷ qua, phần lớn những nhà điều hành vẫn làm việc với hệ thống cấp bậc gồm các ông chủ cùng đội ngũ dưới quyền.
Những nhà lãnh đạo thông minh sẽ nhận ra rằng các cá nhân chứ không phải tập thể mới là người ra quyết định chính và truyền đạt nó tới đội ngũ cộng sự. Nhiều người có thể lo lắng rằng các thành viên trong đội có thể cảm thấy bị xem nhẹ, nhưng điều đó không nguy hiểm bằng việc nuôi dưỡng những ảo tưởng.
Cách đây không lâu, tôi đã nói chuyện với một nhà điều hành về buổi họp mà chúng tôi đã có dịp cộng tác trước đó, với sự có mặt của anh ta cùng đội nhóm. Anh đã rất phấn khởi về hiệu quả thu được. Anh cho biết “Môt điều làm tôi rất ấn tượng đó là sau khi cuộc họp diễn ra, không một ai chạy theo CEO để có ý kiến thay đổi hay chỉnh sửa những quyết định mà tập thể đã đưa ra, điều vẫn thường xuyên xảy ra ở đây”. Ngày nay, hiện tượng này không còn là cá biệt.
Nếu một thứ được cả nhóm nhất trí có thể bị thay đổi chỉ bởi mấy bước chạy theo ông sếp sau cuộc họp thì đội nhóm đó chẳng còn đóng vai trò gì cả. Điều họ đóng góp có chăng chỉ là sự tư vấn, phản bác, các ý kiến, quan điểm tán thành, nhưng không có thứ gì gọi là “quyết định”. Những người cấp dưới hẳn sẽ thấy nhẹ nhõm và làm việc tốt hơn nếu chúng ta ngừng gắn cho họ cái mác sai lầm mang tên “cùng đưa ra quyết định chung”.
Quan trọng hơn, việc dứt khoát xoá bỏ sự ảo tưởng về ra quyết định tập thể sẽ làm mọi cá nhân thấu rõ hơn trách nhiệm của mình, từ đó giúp đội nhóm có thêm thời gian để tranh luận, xem xét, suy nghĩ và tư duy một cách hiệu quả hơn. Những hoạt động này mới thực sự có giá trị chứ không phải những gì liên quan gì đến việc ra quyết sách, thậm chí ngay cả những buổi họp tìm kiếm sự đồng thuận chung của đội ngũ nhân sự cao cấp trong doanh nghiệp.
Hãy luôn nhớ, tập thể chỉ đóng góp ý kiến (và cũng chỉ nên thế) còn vị CEO luôn là người duy nhất thực sự quyết định đường đi. Thấu hiểu thực tế này sẽ là bước tiến quan trọng nhằm phát huy tối đa sức mạnh của một đội nhóm.
Link to full article
Công ty tiếp thị trực tuyến kiếm tiền từ đâu?
Gần đây, giới tiếp thị trực tuyến bàn tán xôn xao khi VC Corp - đơn vị chủ quản của hơn 30 website với hệ thống quảng cáo Admicro cho biết đã “nắm giữ” hơn 30 triệu độc giả hàng tháng, tương đương 90% người sử dụng internet tại Việt Nam.
Thông số này được giải thích rõ là độc giả không trùng lặp (unique visitor) truy cập vào hệ thống của Công ty trong 1 tháng. Hầu như không có thông tin độc lập nào xác thực. Nhưng nếu con số này đúng thì nó có ý nghĩa gì?
Nắm cái gì?
Thật ra, điều gây tranh cãi không phải là con số 90% mà là từ “nắm giữ”. VC Corp chính xác nắm được gì? Các công ty đối thủ có nắm được ít hay nhiều hơn không?
Xét về mặt sản phẩm, hệ thống hơn 30 trang web của VC Corp đa phần là các trang tin điện tử. Công ty chỉ có quyền bán quảng cáo 50% số trang web trên, không được can thiệp vào nội dung và cấu trúc hệ thống. Cụ thể hơn, chỉ có chưa đến 20% các trang này là con đẻ của VC Corp. Vậy có thể hiểu từ “nắm” của đơn vị này theo nghĩa là phủ rộng đến, tiếp cận đến.
FPT Online cũng có 5 sản phẩm VnExpress, Ngoisao, Sohoa, Nhacso và Ione, bên cạnh mạng xã hội Banbe.net (ra mắt năm 2011). Trong 5 trang báo trên thì chủ lực vẫn là VnExpress với 26 triệu độc giả không trùng lặp và Ngoisao với 12 triệu (số liệu do hệ thống đo lường Google Analytics cung cấp). Nhưng nếu theo hệ thống đo lường độc lập Double Click - Google Adplaner, VnExpress chỉ đạt đến con số 10 triệu độc giả không trùng lặp, so với 11 triệu độc giả của website giải trí 24h.com.vn.
Không ồn ào như VC Corp, FPT Online và 24h, nhưng VNG (tiền thân là Vinagame) mới là công ty thật sự nắm chắc khách hàng của mình. Khác với cơ chế của website báo điện tử (người dùng có thể truy cập nội dung mà không cần đăng nhập), VNG chủ yếu đưa ra các sản phẩm đóng, tức là người dùng cần đăng ký và đăng nhập mới sử dụng dịch vụ được.
Đó là những dịch vụ chính của VNG như trò chơi hay các dịch vụ mở rộng xoay quanh mạng xã hội Zing Me. Bên cạnh việc đăng nhập, VNG còn khuyến khích người dùng sử dụng và xác nhận thông tin thật, như đăng ký số chứng minh nhân dân để bảo vệ các tài sản ảo.
Nhìn xa hơn ra các công ty nước ngoài, Google, chiếm đến hơn 95% thị trường tìm kiếm Việt Nam, chắc chắn nắm giữ được nhiều dữ liệu quý giá về những xu hướng và hành vi của người dùng. Với những ưu thế về dữ liệu, sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên khi hệ thống quảng cáo Adwords - Adsense của Google vẫn là kênh quảng cáo mạng hiệu quả nhất.
Không nắm trong tay nhu cầu người dùng như Google, Facebook lại có lợi thế khi nắm giữ dữ liệu về hành vi thật, đặc biệt là những thông tin của người dùng (tên, tuổi, nơi ở) để hình thành hệ thống quảng cáo hướng theo nhân khẩu học là Facebook Advertising.
Cũng hướng đến tham vọng như vậy, trong năm 2011, Zing Me của VNG đã cho ra mắt chương trình đăng ký thành viên chính thức.
Có bột sẽ gột nên hồ?
Về cơ bản, cơ cấu doanh thu của các công ty hoạt động trên nền tảng internet vẫn luôn phân làm 2 mảng là thu phí (từ người dùng) và doanh quảng cáo (từ doanh nghiệp).
Hầu hết các công ty internet đều mong muốn xây dựng một cơ cấu doanh thu cân bằng nhất định giữa 2 mảng doanh thu này, như Google đang làm với phiên bản doanh nghiệp của các ứng dụng Gmail, Office (kiếm tiền từ người dùng) và hệ thống quảng cáo Adwords (kiếm tiền từ doanh nghiệp).
Facebook trước đây cũng cố gắng tạo nguồn thu từ phí đối với người dùng bên cạnh nguồn thu quảng cáo bằng cách ra mắt các đồ chơi ảo nhưng không thành công. Hiện giờ, nguồn thu chủ yếu của Facebook vẫn đến từ quảng cáo.
Phần lớn các công ty internet tại Việt Nam tập trung vào mảng doanh thu từ quảng cáo, chủ yếu là quảng cáo hiển thị, tính theo thời lượng hay tính theo lần hiển thị. Do đó, những trang web như VnExpress, 24h chỉ có thể tăng doanh thu bằng cách tăng lượng truy cập và lượt đọc (tăng nội dung, tăng chủ đề hay marketing đến độc giả mới).
Để tăng tính chủ động và đa đạng hóa nguồn thu, Admicro là đơn vị đầu tiên trong nhóm 4 công ty internet lớn (FPT Online, 24h, VNG và Admicro) tung ra nhiều gói như quảng cáo hiển thị theo lứa tuổi, quảng cáo tính theo số lượng nhấp chuột... Bên cạnh đó, Admicro cũng không bỏ qua thị trường mua chung trên mạng khi cho ra mắt website cungmua.com.
Gần đây, giới tiếp thị trực tuyến đã bàn tán xôn xao khi VC Corp, đơn vị chủ quản của hơn 30 website với hệ thống quảng cáo Admicro cho biết đã “nắm giữ” hơn 30 triệu độc giả hàng tháng, tương đương 90% người sử dụng internet tại Việt Nam.
Không quá phụ thuộc vào doanh thu từ quảng cáo, hệ thống website Zing của VNG vẫn có nguồn thu khá ổn định từ người dùng cuối, thông qua các mini game trên Zing Play và các game ứng dụng trên Zing Me. Theo VNG, trong năm 2011, doanh thu hằng tháng từ game của Zing Play và Zing Me là 40 tỉ đồng. Để khai thác thêm thị trường này, VNG đã kết hợp với Samsung để ra mắt Zing Phone - Samsung Galaxy Y, điện thoại thông minh giá rẻ, hứa hẹn mở ra mảng bán ứng dụng trên điện thoại, với dự kiến phí là 3.000 đồng/lần tải ứng dụng.
Bài toán lâu dài
VNG có nguồn thu khá vững chắc từ người dùng cuối như vậy, song chia sẻ trên trang cá nhân, Tổng Giám đốc VNG Lê Hồng Minh tỏ rõ lo ngại. Theo ông, 5 năm nữa, 50-60% doanh thu quảng cáo trực tuyến của Việt Nam, trị giá từ 50-100 triệu USD, sẽ vào túi của Google và Facebook. Khi đó, hàng trăm doanh nghiệp internet Việt Nam sẽ cạnh tranh với nhau để chia phần còn lại.
Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều đơn vị cung cấp nền tảng trung gian, là các nền tảng hỗ trợ quảng cáo trên giá trị nội dung hay người dùng của những đơn vị khác. Đó là hệ thống quảng cáo Admob trên những ứng dụng điện thoại chạy hệ điều hành Android hay hệ thống Adnetwork tại Việt Nam.
Adnetwork là một hệ thống quảng cáo cho phép hiển thị một banner trên nhiều trang cùng lúc và khả năng tự tối ưu hóa để đạt được tỉ lệ nhấp chuột cao nhất. Khi khách hàng chọn quảng cáo qua Adnetwork thì sẽ không có vùng an toàn cho bất kỳ website nào và chỉ có hiệu quả quảng cáo quyết định tất cả.
Với ưu thế về công nghệ và thuật toán trong phân tích dữ liệu, các tập đoàn đa quốc gia như Google, Facebook và Yahoo sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đua này.
Ông Vương Vũ Thắng, Phó tổng giám đốc VC Corp, cho rằng thành công không chỉ nằm ở cơ hội mà còn ở khả năng nắm bắt cơ hội. Vì vậy, việc nắm giữ 90% người dùng internet hay tự xưng là mạng xã hội nội địa lớn nhất cũng chỉ là bước đầu. Quan trọng là các công ty internet Việt Nam sẽ làm được gì nhờ lợi thế đó.
kienthuckinhte.com
Link to full article
Doanh nghiệp địa ốc xin nộp thuế bằng đất
Dự kiến bán dự án được 60 tỷ đồng, trong khi phải nộp thuế đất là 57 tỷ đồng, Giám đốc Công ty địa ốc Bình Dân - Lê Ngọc Tú kiến nghị được đóng tiền sử dụng đất bằng đất.
Trừ những dự án cũ đã được triển khai, hầu hết các dự án mới đều
khó khăn vì Nghị định 69 định thu tiền sử dụng đất 100% theo giá thị trường
Ông Tú đầu tư dự án rộng 14.000 m2 dành cho đối tượng có thu nhập trung bình thấp. Công ty địa ốc Bình Dân được hướng dẫn nộp tiền sử dụng đất 57 tỷ đồng trong khi dự trù bán hết dự án chỉ thu được 60 tỷ đồng. Trước viễn cảnh đó, doanh nhân này đã gõ cửa nhiều nơi để xin cứu xét vì tiền sử dụng đất bất hợp lý. Tuy nhiên, 3 năm qua ông vẫn chưa được giải quyết.
"Tiền sử dụng đất quá cao, thị trường lại khó nên tôi xin được đóng thuế bằng đất của dự án. Nếu vẫn không xong, tôi xin giao dự án lại cho Nhà nước, chính quyền kinh doanh”, ông Tú giãi bày.
Trường hợp bế tắc của Công ty địa ốc Bình Dân vì tiền sử dụng đất không phải là cá biệt. Trong bối cảnh thị trường bất động sản xuống dốc, giá giảm rất mạnh, Nghị định 69 do Chính phủ ban hành ngày 13/8/2009 quy định thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường đã khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản phải "méo mặt".
Trước đây, tiền sử dụng đất được tính dựa theo bảng giá đất chỉ bằng 20-30% giá thị trường. Nay tiền sử dụng đất căn cứ vào giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế. Điều này có nghĩa là khi bù trừ các chi phí hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất thì doanh nghiệp có thể không có lãi mà còn cạn vốn.
Giám đốc Công ty Lê Thành - ông Lê Hữu Nghĩa chia sẻ, trong khi các doanh nghiệp khác án binh bất động chờ giải quyết bất hợp lý về tiền sử dụng đất thì ông sốt ruột làm thử. "Kết quả là thay vì bán nhà 11-13 triệu đồng mỗi mét vuông thì giá thành phải đội lên thành 16-17 triệu đồng mới có tiền đóng tiền sử dụng đất cho dự án", ông Nghĩa cho biết.
Lãnh đạo Công ty Lê Thành cho hay, doanh nghiệp ông chuyên bán căn hộ giá rẻ cho đối tượng có thu nhập trung bình thấp. Mọi chi phí đều phải cắt giảm nên lợi nhuận của doanh nghiệp không cao, chủ yếu lấy công làm lời.
Nay phải đội giá thành lên để đóng tiền sử dụng đất là đi ngược lại với xu thế thị trường hướng đến người tiêu dùng có nhu cầu thật. "Vả lại bán căn hộ giá 16-17 triệu đồng cho người có thu nhập trung bình thấp thì không ai mua nổi. Tôi đang phản ánh tình trạng này lên các cơ quan chức năng để tìm hướng giải quyết", ông Nghĩa nói.
Theo Giám đốc Công ty An Thiên Lý - ông Nguyễn Cảnh Hà, Nghị định 69 quy định mức thuế đóng tiền sử dụng đất là 100% theo giá thị trường tại thời điểm nộp hồ sơ. Việc tính thuế do công ty thẩm định giá thực hiện và phải được sự đồng ý của tổ liên ngành. Doanh nghiệp muốn triển khai dự án phải hoàn thành bốn bước theo thứ tự: chi phí thủ tục, chi phí giải phóng mặt bằng, hạ tầng và sau cùng là đóng thuế.
Với những dự án thực hiện trước thời điểm Nghị định 69 có hiệu lực,
tiền sử dụng đất được tính dựa theo bảng giá đất hàng năm chỉ bằng 20-30% giá thị trường.
Trong khi đó, các dự án mới sau này phải đóng tiền sử dụng đất bằng 100% giá thị trường
Ông Hà phân tích, việc phải trả 3 chi phí đầu rồi mới tính đến thuế với khung giá cao sẽ khiến doanh nghiệp không có đường lùi nữa. "Nghị định 69 đang đẩy thị trường vốn rất khó khăn vào bước đường cùng. Tiền sử dụng đất chỉ nên thu 10-20% theo bảng giá đất hàng năm là hợp lý nhất”, ông kiến nghị.
Trong khi đó Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Nam Long - ông Lương Hoài Nam cho rằng, Nghị định 69 đang đánh đố doanh nghiệp. Chủ đầu tư đối mặt với ẩn số không biết được chi phí đầu tư bao nhiêu khi tiền sử dụng đất vẫn còn gây nhiều tranh cãi. "Doanh nghiệp phải án binh bất động các dự án sẽ kéo theo Nhà nước không thể thu thuế, không mang lợi ích gì cho nền kinh tế", ông nói.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - ông Lê Hoàng Châu cho hay, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét thu tiền sử dụng đất trên cơ sở ấn định tỷ lệ 10-20%. "Những trường hợp dự án bị tính tiền sử dụng đất chưa hợp lý, khiến không thể thực hiện dự án hoặc khoản thuế này đẩy giá nhà đất lên cao cũng đã được Hiệp hội trình thành phố xem xét", ông nói.
Về phản hồi của thành phố, ông Châu cho biết thêm, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo Sở Tài chính rà soát lại cách tính tiền sử dụng đất để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
kienthuckinhte.com
Link to full article
Lập thân rồi hãy lập nghiệp
Bầu không khí trong lành và se se lạnh từ các cơn gió nhẹ của buổi ban mai ngày cuối tuần (13/4/2012) tại thành phố hoa Đà Lạt đã làm vơi đi phần nào cái mệt mỏi sau hành trình “leo núi vượt đèo” từ TP.HCM. Và chúng tôi - những diễn giả lại cảm thấy phấn chấn và hào hứng vì một lần nữa lại có dịp trao học bổng cho các sinh viên nghèo hiếu học, truyền giảng về đạo làm giàu của cụ Lương Văn Can cho giới trẻ ngày nay - Kinh doanh phải trung thực và hiếu nghĩa!
Sinh viên đặt câu hỏi giao lưu
Trong hội trường của trường ĐH Đà Lạt, hai băng rôn treo dọc hai bên sân khấu có nội dung khá ấn tượng: “Tuổi trẻ đại học Đà Lạt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Sinh viên đại học Đà Lạt rèn đức, luyện tài, trang bị kỹ năng, sẵn sàng hội nhập”. Kim chỉ nam định hướng con đường lập thân và lập nghiệp cho sinh viên đã được Ban giám hiệu nhà trường đúc kết thành câu khẩu hiệu mang bản sắc riêng của một ngôi trường có bề dày lịch sử hơn 50 năm.
Làm sao các chị doanh nhân nữ có thể chu toàn bổn phận ở các vai trò khác nhau? Việc làm cụ thể của doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến xã hội và cộng đồng là gì? Trước một nền giáo dục chưa tiên lượng được nhu cầu xã hội để chọn nghề thì sinh viên phải làm gì? Dường như quá trình xin việc không được công khai và minh bạch lắm? Lo lắng vì lao động nữ dễ có nguy cơ mất việc sau những lần mang thai và nghỉ thai sản… - Những câu hỏi dồn dập của các bạn sinh viên Đà Lạt đặt ra trong buổi giao lưu thực sự cuốn hút chúng tôi.
Sinh viên chụp ảnh lưu niệm cùng diễn giả
Trước tình trạng chưa tiên lượng được nhu cầu nghề nghiệp sau khi rời ghế nhà trường, trước mắt, tốt hơn hết là các em cần củng cố thêm những kiến thức - Học những gì cần học, nhất là sinh ngữ không thể thiếu. Tích cực tham gia công tác đoàn thể để học tập và rèn luyện tinh thần làm việc nhóm.
Các chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tham gia các khóa học ngắn hạn về kỹ năng, các sự kiện sẽ là những “bảng điểm” để giới sinh viên thu hút sự chú ý và chinh phục nhà tuyển dụng. Các em cần thể hiện sự trung thực ngay từ khi viết thư xin việc (không sao chép từ người khác hoặc trích lục trên mạng, nhất là khi phải viết bằng tiếng Anh), nghiêm túc trong trang phục (không mặc quần ngắn, áo thun, vác ba lô...); lời nói, ngữ điệu, chữ viết và cử chỉ cũng cần đúng mực. Và, các em đừng bao giờ nuôi dưỡng cách suy nghĩ thụ động, tiêu cực để rồi tự đặt mình trong trạng thái lo sợ “mất việc làm sau những tháng nghỉ thai sản”.
Điều hạnh phúc nhất là sống với công việc mình yêu thích. Nhưng thử hỏi, có bao nhiêu người có được may mắn làm đúng chuyên ngành mình học? Vậy thì, hãy tự nâng cao khả năng thích nghi với mọi môi trường công việc và nuôi dưỡng một ý chí, một tham vọng làm giàu bằng ý tưởng và kỹ năng.
Sinh viên vượt khó học giỏi nhận học bổng DNSG
Bất kể doanh nhân nam hay nữ đều phải nỗ lực chu toàn cùng một lúc nhiều vai trò: làm chồn/vợ, làm cha/mẹ, làm sếp của một công ty, một tổ chức. Đó chính là tinh thần trách nhiệm với vai trò mà chúng tôi phải gánh vác. Chúng tôi phải sắp xếp quản lý thời gian để cân bằng cuộc sống gia đình, công việc và bản thân, đồng thời phải bền bỉ học tập. Chúng tôi cũng phải chấp nhận hy sinh để giảm bớt hoặc bỏ đi những sở thích vui chơi giải trí của bản thân, đổi lại, chúng tôi nhận được sự cảm phục, quý mến và ủng hộ của những người xung quanh, và đó là động lực lớn lao thúc đẩy chúng tôi thành công.
Có bạn sinh viên hỏi: Có cách nào để thay đổi nhận thức của nhà lãnh đạo, nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc người lao động trực tiếp để không còn tồn tại những bất cập do thiếu đạo đức nghề nghiệp (như việc trồng rau, bảo quản rau quả dưới chuẩn để kiếm thêm lợi nhuận)? Giá trị đạo đức kinh doanh trước áp lực của một xã hội tối đa hóa lợi nhuận nằm ở đâu?
Chúng tôi đã chia sẻ với các em như thế này:
Trong chuỗi cung ứng sản phẩm và dịch vụ, từ đầu vào đến đầu ra phải trải qua nhiều quá trình trung chuyển. Nếu nhận thức sai, những người thực hiện, đảm nhiệm những “mắt xích” đó không tuân thủ những quy ước, nguyên tắc, cam kết thì sẽ dẫn đến sản phẩm tại đầu ra bị lỗi. Đó là lý do mà người tiêu dùng Việt Nam luôn phải canh cánh lo sợ: không biết rau quả của nhà vườn nào có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thịt heo siêu nạc của trang trại nào có sử dụng chất beta-agonist…
Chúng ta đang sống trong một thế giới, một thời đại của sự tương tác, không bao giờ có sự trung lập đối với hành vi gây ảnh hưởng đến người khác, chỉ có thể là tốt hay xấu mà thôi. Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế tri thức dựa vào ý tưởng và kỹ năng để làm giàu. Những hành vi xấu, làm tổn thương và nguy hại đến tài sản và tính mạng của người khác sớm muộn gì cũng sẽ bị xã hội phanh phui và bài xích.
Kinh doanh không chỉ đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận, nó phải gắn liền với việc nhận thức trách nhiệm với nhà nước và xã hội. Cần xem việc đóng thuế là trách nhiệm và niềm vinh hạnh của một công dân; xem việc tham gia công tác xã hội, từ thiện… là một phần sẻ chia, trả ơn với đời, với người.
Hiểu được điều ấy trước khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp, chính là các em đã "lập thân" trước khi "lập nghiệp". Và chỉ có như thế thì việc lập nghiệp mới thành công thực sự, kết quả mới bền lâu.
kienthuckinhte.com
Link to full article
Vì sao Highlands Coffee thâu tóm Phở 24?
Giới kinh doanh gần như chỉ biết đến giao dịch M&A giữa Highlands Coffee và Phở 24 khi nó kết thúc với việc 100% vốn cổ phần Phở 24 thuộc về Highlands Coffee. Thông tin chi tiết được các bên liên quan giữ kín, còn ông chủ Phở 24 Lý Quí Trung thì không hề lên tiếng.
Lợi ích tài chính và quân bài chiến lược của Highlands
Giả định giá giao dịch đúng là hơn 20 triệu USD như lời đồn đại trong giới đầu tư tài chính thì cũng khó đánh giá mức này là cao hay thấp. Tùy vào động cơ và chiến lược của bên mua mà giá trị tích hợp (synergy value) lớn hay nhỏ.
Nếu chủ sở hữu mới khai thác thương hiệu Phở 24 cho toàn bộ chuỗi bán lẻ của họ ở Philippines và dùng nó khai thác thị trường thế giới, khi đó dòng tiền tương lai sẽ rất lớn và con số 20 triệu USD có thể được coi là không hề đắt. Đó là nhận định của ông Nguyễn Trung Thẳng - Chủ tịch Masso Consulting.
Có hai hình thức kinh doanh chuỗi cửa hàng phổ biến. Một là doanh nghiệp sau khi xây dựng thương hiệu, làm marketing với chuỗi cửa hàng sẽ tiến hành nhượng quyền kinh doanh như trường hợp của Phở 24. Thứ hai là doanh nghiệp tự quản lý chuỗi cửa hàng của mình và không bán franchise như Highlands Coffee trước khi bán 50% cổ phần cho Jollibee.
Tại sao Phở 24 có mô hình kinh doanh khác mà Highlands Coffee lại quyết tâm mua? Chưa kể vài năm nay, thương hiệu Phở 24 có dấu hiệu đi xuống và bị người tiêu dùng chê đắt (tăng từ 24.000 đồng/tô năm 2003 lên 39.000 đồng/tô năm 2012), chất lượng dịch vụ sa sút, không đảm bảo được chất lượng đồng nhất trong chuỗi.
Ông chủ Highlands - David Thái - thừa hiểu những hạn chế này của Phở 24 nhưng có lẽ do động cơ mua đơn thuần là vì lợi ích tài chính (để bán lại với giá cao hơn), nên các hạn chế này không phải rào cản lớn.
Giá trị tích hợp đầu tiên mà Highlands Coffee được hưởng sau khi kiểm soát Phở 24 có lẽ là đưa được thương hiệu phở khá nổi tiếng này vào danh mục menu của mình. Chưa rõ doanh số toàn bộ chuỗi Phở 24 sẽ ra sao dưới tay chủ sở hữu mới, nhưng riêng số tô phở tiêu thụ hàng ngày chắc chắn tăng thêm đáng kể nhờ số lượng outlet tăng thêm của Highlands.
Ông Đỗ Hòa, Tổng giám đốc Công ty tư vấn chiến lược IME Việt Nam dự đoán, có thể trước mắt Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế (VTI) - chủ sở hữu thương hiệu Highlands, sẽ đưa vào menu thêm một số món ăn khác ngoài phở, chẳng hạn cơm tấm, để đa dạng hóa menu các món ăn của mình bên cạnh thế mạnh sẵn có về đồ uống (cà phê).
Cần nhớ rằng, Highlands đã chiếm được những vị trí thuộc loại đắc địa nhất ở trung tâm Hà Nội và TP.HCM.
Một thương vụ mua bán doanh nghiệp luôn có nhiều động cơ khác nhau; có khi đơn thuần từ mục đích đầu tư tài chính, có khi hướng đến việc mở rộng/đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Theo ông Thắng - Masso Consulting xét về động cơ tài chính, việc mua bán đơn thuần là nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Do vậy, chiến lược mua luôn gắn kết với việc sẽ bán lại cho một đối tác mục tiêu nào đó với mức giá cao hơn. Theo cách nhìn của ông Hòa, trong trường hợp này dường như Highlands Coffee thực hiện đầu tư tài chính, dù bề ngoài họ thực hiện đầu tư có kiểm soát bên bị mua lại. Ở chiều ngược lại, Phở 24 cũng nhắm đến lợi ích tài chính khi bán lại thương hiệu họ đã cất công gầy dựng từ năm 2003.
Nếu suy luận này chính xác, thì việc Phở 24 và Highlands Coffee khác nhau về mô hình kinh doanh chuỗi không còn quan trọng đối với Highlands, bởi họ đã có kế hoạch bán lại cho đối tác nước ngoài. Tích hợp hai chuỗi quán cà phê và phở thông qua hai tên tuổi lớn vào trong một thương vụ M&A là bước đi khôn ngoan của VTI.
Thách thức từ hệ thống quản lý chuỗi
Phở 24 là một trong những mô hình franchise thành công tại Việt Nam. Tiến sĩ Lý Quí Trung, đồng sáng lập và là Chủ tịch của Nam An Group (chủ sở hữu Phở 24 trước khi bán lại cho Highlands) mở tiệm Phở 24 đầu tiên vào tháng 6/2003 tại số 5 Nguyễn Thiệp, Q.1, TP.HCM với số vốn ban đầu 1 tỷ đồng. Ông có thể coi là một trong những người đầu tiên mang mô hình nhượng quyền thương hiệu vào nước ta.
Một năm rưỡi sau, Lý Quí Trung "Bắc tiến" mở tiệm phở đầu tiên ngay giữa Hà Nội - nơi có những quán phở lâu đời nhất, ngon nhất và khách hàng cũng thuộc diện sành ăn phở nhất. Ông đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh tiệm phở theo mô hình chuỗi và xây dựng thương hiệu một cách bài bản.
Tô phở bình dân của người Việt qua bàn tay "phù thủy" Lý Quí Trung bỗng biến thành món ăn nhanh nhưng sang trọng và - quan trọng nhất - đảm bảo vệ sinh, trong khi vệ sinh an toàn thực phẩm là điểm yếu của các quán phở truyền thống ở Hà Nội.
Nhờ nắm vững tâm lý coi trọng sức khỏe và sự sạch sẽ của thực khách, Phở 24 đã từng bước chinh phục thị trường. Ông Trung cũng mạnh dạn mang phở sang xứ người với cửa hàng franchise đầu tiên được mở tại Jakarta (Indonesia) vào tháng 7/2005.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây ngày càng xuất hiện nhiều thách thức trong hệ thống quản lý chuỗi Phở 24. Ông Nguyễn Trung Thắng cho biết, giống như bất cứ chuỗi bán lẻ nào, một khi mở rộng dù dưới hình thức nào: công ty sở hữu, công ty vận hành (Company Own Company Operate - COCO), công ty sở hữu người bán vận hành (Company Own Dealer Operate - CODO), hoặc người bán sở hữu và người bán vận hành (Dealer Own Dealer Operate - DODO) thì khi gia tăng quy mô cũng đồng nghĩa với gia tăng thách thức trong quản trị chất lượng.
Đặc biệt là mô hình franchise (một dạng của DODO) mà Phở 24 đang triển khai thì thách thức trong kiểm soát càng lớn hơn. Hình thức này đòi hỏi phải kiểm tra liên tục và nếu bên nhận nhượng quyền (Franchisee) không đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm soát bắt buộc của bên nhượng quyền (Franchiser) thì phải kết thúc hợp đồng, nếu không muốn đánh mất hình ảnh thương hiệu.
Khác với các chuỗi thức ăn nhanh công nghiệp, việc nấu một tô phở ngon cũng cần sự kiểm soát khẩu vị chặt chẽ hơn. Duy trì chất lượng của phở khi công nghiệp hóa/đại trà hóa sẽ là thách thức rất lớn. Đã xuất hiện nhiều lời phàn nàn rằng, bánh phở trong một số tiệm Phở 24 không mềm như ở Hà Nội, nước phở không nóng, giá đắt.
Phở là món ăn đặc biệt mang yếu tố địa phương hóa rất rõ nét, cho nên việc cố gắng tạo ra một mùi vị chung trong tô phở mà cả người Hà Nội lẫn Sài Gòn cùng chấp nhận là rất khó. Phở 24 gặp một số khó khăn trong việc quản lý chuỗi tiệm phở, vì họ không có kinh nghiệm quản lý chuỗi.
Dù ban lãnh đạo có thời còn chấp nhận chi phí cao để thuê quản lý nước ngoài. Ông Đỗ Hòa của IME Việt Nam cũng đã từng được mời về làm CEO cho Phở 24 vào năm 2009, sau khi Phở 24 không thành công với CEO ngoại do xung đột văn hóa. Nhưng ông Hòa cho biết, ông đã từ chối vì không thấy phù hợp với cách quản trị công ty ở đây.
Theo đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp, trong khi đạt được một số thành công khi mở rộng thị trường ra nước ngoài, Phở 24 lại tỏ ra lúng túng về mặt chiến lược sản phẩm tại thị trường Việt Nam (như menu, khẩu vị, định vị phân khúc thị trường). Việc này càng kéo dài càng bất lợi cho Phở 24 nên họ muốn giải quyết sớm, nhưng do thiếu kinh nghiệm về quản lý chuỗi cửa hàng nên Phở 24 vẫn còn loay hoay với chiến lược phát triển và mô hình quản lý.
Nhận diện chủ mới
Highlands thì sao? Ông Đỗ Hòa đánh giá cao tính chuyên nghiệp, hệ thống tổ chức và quản lý của Highlands (một phần nhờ có người nước ngoài tham gia quản lý ngay từ đầu). Theo ông Hòa, VTI có chiến lược từ đầu và thực hiện rất nhất quán trong quá trình phát triển (về vị trí, danh mục, giá, dịch vụ, hệ thống nhận diện...). "Highlands tin rằng, nếu Phở 24 do họ quản lý sẽ tạo ra giá trị lớn hơn", ông Hòa nhận định.
Về phía Jollibee, nếu tập đoàn này có kinh nghiệm vận hành song song các hình thức bán lẻ: COCO, CODO và DODO thì việc quản lý Phở 24 không phải vấn đề lớn với họ. Tầm nhìn và tham vọng của Jollibee tại cả thị trường Việt Nam lẫn Philippines buộc họ phải mua cổ phần hai thương hiệu Việt lớn, nếu muốn đứng vững trước sức cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ sừng sỏ về thức ăn nhanh như KFC, Subway, Lotteria.
Đâu là thách thức lớn nhất với Jollibee khi nắm Phở 24? Đó là (i) Chuẩn hóa chất lượng/xem lại mô hình kinh doanh; (ii) Tái định vị và làm mới thương hiệu; (iii) Rà soát lại các điểm bán lẻ và tối ưu hóa mạng lưới theo chiến lược và nhất quán đến khách hàng mục tiêu.
Trong thương vụ "tay ba" Highlands Coffee - Phở 24 - Jollibee, có thông tin cho rằng, việc mua lại Phở 24 chỉ là bước đầu của lộ trình thâu tóm toàn bộ Highlands lẫn Phở 24 của Jollibee để cắm chân lâu dài ở Việt Nam. Nếu quả là Highlands đang khó khăn trong một vài dự án địa ốc như những lời đồn đoán thì giả thiết trên có xác suất khá cao.
Nguồn: DĐDN
Link to full article
Nuôi chim bồ câu Pháp - Mô hình làm giàu điển hình ở nông thôn
Hiện nay, mô hình nuôi chim bồ câu làm kinh tế đang được nhân rộng ra rất nhiều tỉnh thành trong cả nước, phổ biến ở các tỉnh: Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đắk Lắk, Bình Định,…Quy trình nuôi đơn giản, không đòi hỏi đầu tư nhiều, nhu cầu thị trường rất lớn, hiệu quả kinh tế từ nuôi chim bồ câu đã được khẳng định, đem lại thu nhập lớn cho bà con nông dân.
để giúp chim sinh trưởng tốt
Link to full article