LTS: Ông Sunil MK, kiến trúc sư đặc quyền và là thành viên của Viện Kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA), là người chỉ đạo Chương trình cao cấp của Autodesk về các vấn đề chính phủ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong vai trò này, ông đưa những nỗ lực thiết kế phần mềm của công ty đến mô hình nhiệm vụ chính phủ cho việc xây dựng mô hình (BIM) và phát triển thành phố và cơ sở hạ tầng một cách bền vững. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, ông chia sẻ quan điểm về việc kiến tạo các thành phố trong tương lai.
Ảnh được giải Cuộc thi Master đương đại
Thực tế nghiệt ngã
Hơn một thập kỷ trước, Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về môi trường sống đã kết luận: “Chúng ta đang có cơ hội và hy vọng tuyệt vời để xây dựng một thế giới mới, trong đó phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường là các thành phần phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau, nằm trong khối phát triển bền vững, có thể được thực hiện thông qua sự thống nhất và hợp tác trong và giữa các quốc gia, đồng thời thông qua mối quan hệ hợp tác hiệu quả ở tất cả các cấp”.
Cho đến nay, tầm nhìn này đã được hiện thực hóa một cách tốt đẹp nhờ những nỗ lực và sự hợp tác của các chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận trong việc xây dựng thành phố sinh thái bền vững ở một số nước, mở đường cho một sự cân bằng giữa nhu cầu ngày càng tăng và sự khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
Xu hướng này được thấy rõ ràng nhất ở châu Á, xuất phát từ những nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự bùng nổ kinh tế thúc đẩy các thành phố lớn châu Á sẵn sàng hoạch định tương lai của mình.
Trong khi các thành phố này đã có những tiến bộ xã hội và kinh tế đáng kể, đây vẫn là nơi tập trung phần lớn người nghèo của thế giới, thường là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường.
Mặc dù các thành phố này cung cấp một cơ sở kinh tế rất lớn, nhưng chúng đều góp phần tác động xấu đến môi trường không khí và nước.
Đó là một thực tế nghiệt ngã khi hơn 200 triệu cư dân đô thị ở châu Á sống trong nghèo đói và các khu nhà ổ chuột. Vì vậy, các thành phố này đang chịu áp lực liên tục để biến đổi thành những nơi lành mạnh, hấp dẫn và đầy đủ điều kiện hơn, đồng thời giảm thiểu triệt để phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Tuy nhiên, tia hy vọng là những siêu đô thị này đang tận tâm đóng góp cho môi trường và đang mở rộng các hội thảo cho giải pháp có thể đảo ngược những tác động xấu của biến đổi khí hậu theo thời gian.
Quy hoạch chuyên sâu
Làm thế nào để một thành phố duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, đồng thời có thể phát triển bền vững và toàn diện? Chẳng hạn tất cả các đô thị, cư dân châu Á có thể trải nghiệm cuộc sống chất lượng cao với tiện nghi cơ bản, chỗ ở và đồng thời cũng miễn dịch được với tác động của biến đổi khí hậu.
Các chuyên gia cho rằng, họ đang nhìn thấy và có thể đoán trước được sự phát triển của toàn bộ kế hoạch quy hoạch thành phố từ đầu. Kiểu quy hoạch chuyên sâu này là điều cần thiết để thay thế hoàn toàn cơ sở hạ tầng cũ trở nên gần như lỗi thời do khả năng suy yếu của chúng trong một môi trường đô thị hóa.
Thành phố sinh thái Thiên Tân ở Trung Quốc nổi bật trên toàn thế giới trong việc áp dụng các nguyên lý cơ bản nhất nhưng hiệu quả của thiết kế - những thứ có khả năng thực tế, nhân rộng và mở rộng. Thành phố công nghiệp Kawasaki của Nhật Bản đã nổi lên như một trong những thành phố sinh thái phát triển của quốc gia.
Trước khi Chính phủ Nhật Bản đầu tư vào phục hồi thành phố này, nơi đây đã phải vật lộn với tình trạng thiếu không gian, chất thải công nghiệp không được quản lý và ô nhiễm quá mức.
Dựa trên nguyên lý “không chất thải”, thành phố nhắm vào mục đích tái chế chất thải trong một ngành công nghiệp hoặc trong các hộ gia đình và tái sử dụng nó trong một lĩnh vực khác như chế tạo vật liệu.
Triển vọng trong tương lai
Sự khơi dậy và phát triển thành công các thành phố sinh thái phụ thuộc vào sự cân bằng lành mạnh trong quản trị từ trên xuống và từ dưới lên ở cấp địa phương.
Một thành phố có thể hỗ trợ tài chính cho các dịch vụ bền vững bằng cách tối đa hóa nguồn thu hiện có và xác định những tiềm năng mới bằng cách tận dụng các nguồn lực khác từ khu vực tư nhân, và mời tài trợ để hỗ trợ sự phát triển của các sáng kiến phát triển bền vững.
Những sự thay đổi là không thể tránh khỏi trong quá trình lập kế hoạch và bộ phận lãnh đạo sẽ cần phải thiết lập một quy trình linh hoạt cho sự tham gia của cộng đồng để sẵn sàng thích nghi với hoàn cảnh ở mỗi thành phố. Đây là một cơ hội lớn có ý nghĩa cho mối quan hệ của khu vực nhà nước - tư nhân.
Mặt khác, nó cho phép khu vực tư nhân tham gia với các ngành khác trong cộng đồng hệ thống sinh thái và góp phần vào sự phát triển của họ ở cơ sở.
Nó cung cấp cho các tổ chức xã hội dân sự nền tảng để tham gia trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách chính trị và kinh doanh, các nhà lãnh đạo trong việc thông tin, ảnh hưởng đến chính sách của chương trình, bổ sung vào sự phát triển của hành động thực tế về xã hội, các vấn đề môi trường và kinh tế ảnh hưởng đến thành phố.
Chúng tôi tin rằng, những cản trở tiêu cực giữa các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự cần phải được phá bỏ, để cả ba bộ phận này đều phải có trách nhiệm. Hầu hết các vấn đề môi trường thường đòi hỏi một giải pháp tích hợp và một thành phố bền vững chỉ có thể thực sự phát triển mạnh khi khu vực công và tư nhân hợp tác, suy nghĩ ý tưởng và thực hiện trên một nền tảng chiến lược chung.
Chìa khóa cho sự thành công lâu dài của thành phố sinh thái nằm ở sự giao tiếp hiệu quả giữa tất cả các bên liên quan tham gia chủ yếu. Một điều cũng quan trọng không kém là cần nuôi dưỡng ý thức của cộng đồng giữa các hoạch định (chính quyền địa phương), các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, phương tiện truyền thông và công chúng nói chung.
Nuôi dưỡng quan điểm về sự gắn bó và phụ thuộc có khả năng khuyến khích các cá nhân và tổ chức để làm việc cùng nhau và duy trì thành phố sinh thái của họ một cách có trách nhiệm trong thời gian dài. Tương lai của các thành phố bền vững có thể được tăng cường rất nhiều bằng cách áp dụng bài học kinh nghiệm từ các sai lầm của quá khứ cho các cơ hội trong tương lai.
SUNIL MK - Chỉ đạo Chương trình cao cấp của Autodesk, khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét