Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

"Tám" về chiến lược sản phẩm của Google

image from global.crazyengineers.com


Dạo này thấy mọi người thảo luận nhiều về Google+. Mình cũng thích Google+; nhưng lại ghiền quan sát chiến lược sản phẩm của Google hơn. Thế thì "tám" về product strategy vậy.


Năm 2007, tôi phải gọi năm này là năm trào lưu mạng xã hội. Truyền thông ngập tràn về Myspace, Facebook, Cyworld, và bắt đầu đề cập sâu hơn về khái niệm social media. Thời điểm đó, Google có gì? Họ có Search, Gmail, Google Docs, Google Maps, Adsense & Adwords; và vừa mới mua Youtube.


Năm 2007 cũng là năm Yahoo bắt đầu trượt dốc với chiến lược "Search + Content".


Thời điểm này đặc biệt quan trọng, vì Google sớm nhận ra: Chỉ hiểu users qua Search và các hoạt động trên sản phẩm của Google (nghe nhạc gì, đọc tin gì, nghiên cứu về cái gì, vị trí ở đâu, gọi cho ai, blog về nội dung gì) là hoàn toàn không đủ.


Google cần một social network. Không có social network, Google không thể "hiểu & phân loại" các mối quan hệ xã hội dựa trên hoạt động kết nối truyền thông thông thường (share, comments, likes, suggests, interests...) như Facebook. Nếu chỉ phân loại quan hệ qua các sản phẩm của Google thì sẽ không hiệu quả, không phản ánh hầu hết hoạt động của users trong môi trường đa truyền thông. Ngoài ra, privacy policy, triết lý kinh doanh "don't be evil" cũng ảnh hưởng đến phương pháp tiếp cận thông tin riêng tư & cá nhân của users. Mọi hoạt động quan hệ xã hội trực tuyến của users nằm ngoài vùng phủ sóng của Google.


Google cần một chữ S khác hơn là Search. Họ bắt đầu chiến lược "Social + Search".


Năm 2007 cũng là năm Google phát hành nền tảng OpenSocial và mua lại Jaiku và Zingku - một mạng xã hội trên mobile. Thử tìm lại những hình ảnh cũ về Zingku trên Google Images, tôi có thể thấy nhiều ảnh hưởng về ý tưởng của Google+ đến từ Zingku.


OpenSocial thất bại bởi vì những lý do rất căn bản: (1) Trào lưu phát triển API riêng của mỗi SNS phổ biến hơn bởi nhu cầu mở rộng những giá trị riêng và mục tiêu riêng; (2) OpenSocial chỉ mang lại giá trị cho Google hơn là các SNS độc lập khác; (3) Tìm được tiếng nói chung cho OpenSocial là điều vô cùng khó khăn; chưa kể đến các vấn đề về kỹ thuật & công nghệ; (4) và "cha chung thì chẳng ai khóc".


Thất bại của OpenSocial dẫn đến phá vỡ liên kết Google với các SNS độc lập khác, liên kết lỏng lẻo với các dịch vụ social media như Twitter, và cạnh tranh đối đầu khốc liệt với Facebook.


Thất bại của Jaiku trước Twitter cũng đồng nghĩa: Chỉ hiểu về tầm quan trọng của Social Media thì không đủ để chiến thắng. Điều này cũng có nghĩa là: Google không có một sản phẩm social network thành công, và tự tách biệt mình ra khỏi thế giới social media.


Cuối năm 2007, Microsoft mua cổ phần Facebook và âm thầm phát triển Bing (launch sau đó 2 năm). Nghĩa là: Theo đuổi chiến lược "Social + Search" không chỉ có mỗi Google. Trên mặt trận social media, Microsoft đang là con thỏ, và Google đang là con rùa; mà con thỏ này thì không hề lười nhác.


Nhìn tổng quan, điều kiện thị trường, vị trí cạnh tranh, và tư duy điều hành khiến cho chiến lược "Social + Search" không đạt hiệu quả như mong muốn. Shareholders sẽ nghĩ gì về giá trị của Google khi nó thất bại về growth & expansion strategies?


Phải đến năm 2010, khi Android bắt đầu phổ biến. Cũng là lúc Google đẩy mạnh tích hợp với 2 xu hướng: (1) tích hợp nội bộ các sản phẩm Google hiện tại; (2) tích hợp product portfolios của Google với Social Media. Phải nói là Google cực kỳ agrressive với chiến lược sản phẩm này. Nếu không? Khoảng 200 triệu người dùng Gmail sẽ quay mặt với Google vì nó thất bại trong lời cam kết liên tục cung cấp giá trị cho khách hàng. Giữ chân khách hàng hiện tại luôn khó hơn tìm kiếm khách hàng mới.


Nhưng với thất bại của Google Wave, và Google Buzz (tích hợp với Gmail); Google quên một điều: Ôm đồm tất cả không phải là giải pháp. Song hành với tích hợp cũng phải gắn liền với chia tách. Không chỉ đối với product portfolios của Google; mà còn với những dịch vụ của đối thủ (Twitter, Facebook): Xà phòng giặt máy và xà phòng giặt tay thì cũng là xà phòng giặt, nhưng khác ở chỗ là dành cho ai, cái gì (brand categorization & differentiation).


Google+ ra đời - đánh dấu chấm hết một giai đoạn mà Google chưa bao giờ thực sự thành công với SNS & social media. Đây là thành quả từ những bài học thất bại của Google như tôi đã bình luận ở trên. Càng có lí do để ngưỡng mộ Google, không phải chỉ bởi vì sản phẩm họ tạo ra, mà còn là triết lý "learning by failing". Và vì họ phá vỡ được lời nguyền "too big to change".


------------------------------


Nguồn ảnh: crazyengineers.com




Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean