Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Tám về vai trò CEO của người sáng lập tại tech start-ups



Sau khi viết về sự kiện Carol Bartz - Yahoo, một phần nhỏ trong sở thích quan tâm đến các công ty công nghệ, tôi may mắn tìm được bài nghiên cứu "Founder-CEO Succession and the Paradox of Entrepreneurial Success" thực hiện bởi giáo sư Noam Wasserman của trường Harvard Business School vào năm 2003. Đây là kết quả từ khảo sát các top executives (Chairman, CEO, CFO & HR directors) của các công ty internet start-ups qui mô vừa và nhỏ. Nghiên cứu của Noam tập trung vào vấn đề kế nhiệm chức vụ CEO của sáng lập viên (Founder).

Ở doanh nghiệp lớn, thành bại của CEO phụ thuộc vào: lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, và cơ hội kinh doanh.

Ở start-ups, Noam xác định hai sự kiện ảnh hưởng đến kế nhiệm chức vụ của Founder-CEO:

1/ Giai đoạn hoàn tất phát triển sản phẩm

- Nguy cơ miễn nhiệm tăng ngay sau giai đoạn hoàn tất phát triển sản phẩm.

- Kinh nghiệm hạn hẹp: tăng nguy cơ miễn nhiệm.

- Sức mạnh đồng minh nội bộ, đặc điểm doanh nghiệp và một số yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến nguy cơ miễn nhiệm.

- Thời gian hoạt động của công ty càng dài: tăng nguy cơ miễn nhiệm.



Ở giai đoạn phát triển sản phẩm, founder-CEO tập trung thu hút nhân lực kỹ thuật, quản lý và hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi sản phẩm hoàn tất, trách nhiệm CEO mở rộng và phức tạp hơn. Hoạt động sales & marketing, phát triển kinh doanh, quản lý nhân sự tạo ra thách thức cho các Founder-CEO có kinh nghiệm hạn hẹp - mở rộng "experience gap": không thể đáp ứng nhu cầu mới của doanh nghiệp. Nếu nhà đầu tư nghi ngờ khả năng của founder-CEO trong dài hạn, hẳn nhiên sẽ phải thay đổi để tránh những tác động xấu do thiếu kinh nghiệm quản lý của founder-CEO.

Điều này không hẳn chính xác đối với các mô hình kinh doanh mới, có tính khác biệt cao ngay cả sau khi hoàn tất một giai đoạn phát triển sản phẩm quan trọng. Hơn nữa, khi lợi thế doanh nghiệp được founder-CEO xây dựng thì nguy cơ miễn nhiệm có thể giảm sau khi hoàn tất phát triển sản phẩm.



2/ Giai đoạn huy động vốn từ nhà đầu tư

- Nguy cơ miễn nhiệm tăng sau mỗi giai đoạn huy động vốn từ nhà đầu tư bên ngoài (quy mô vốn đầu tư, và số lượng các nhà đầu tư mới tham gia vào công ty).

- Tỷ lệ sở hữu cao: giảm nguy cơ miễn nhiệm. Nguy cơ miễn nhiệm ở privately held companies thấp hơn.

- Giá trị doanh nghiệp cao: giảm nguy cơ miễn nhiệm.



Đối với privately held companies, nguồn vốn nội bộ có hạn, doanh nghiệp tăng trưởng tương đối chậm do ít sự hỗ trợ từ VC; nhưng các founder-CEO tận dụng thời gian để hoàn thiện kỹ năng quản trị. Quan trọng hơn, họ có thể gia tăng tỷ lệ sở hữu bằng cách gia tăng giá trị doanh nghiệp trước khi có sự tham gia của nhà đầu tư bên ngoài.

Nếu founder-CEO huy động vốn thành công với quy mô lớn, đồng nghĩa với giảm tỷ lệ sở hữu, thì họ cũng tự làm tăng nguy cơ miễn nhiệm. Do đó, trong nghiên cứu này, Noam hàm ý: ngay cả khi dẫn dắt thành công qua cả hai giai đoạn, founder-CEO vẫn có nguy cơ phải rời vị trí CEO.

Có thể liên hệ nghiên cứu của Noam với những trường hợp gần đây, chẳng hạn:

Case "Carol Bartz - Yahoo":

Mặc dù nghiên cứu của Noam tập trung vào giai đoạn đầu của các start-ups nhưng một số kết luận vẫn có thể áp dụng trong các giai đoạn sau này. Nếu như trong bài viết trước, tôi quan sát case "Carol Bartz - Yahoo" dựa trên một quan điểm của David Aaker, thì nghiên cứu của Noam chỉ rõ lý do tại sao Carol Bartz bị sa thải:

- Thách thức cho Carol Bartz chính là: mô hình kinh doanh của Yahoo hoàn toàn khác Autodesk, với hơn 13,000 nhân viên Yahoo so với từ 5,000-6,000 nhân viên Autodesk.

- BOD của Yahoo có sự phân hoá rất rõ rệt: một nhóm thành viên tham gia từ nửa sau 2010, còn một nhóm khác tham gia vào BOD từ năm 2005 trở về trước. Trong đó phải nói đến Roy Bostock & Jerry Yang - hai nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý của Carol. Thời điểm Carol Bartz tham gia Yahoo vào năm 2009 có thể nói là gần như không có đồng minh nào có sức ảnh hưởng.

- Chiến lược kinh doanh của Carol Bartz không nhận được sự đồng thuận của BOD.



Case "Mark Zuckerberg - Facebook":

Đây là ví dụ rất dễ thấy bởi vì Mark hội đủ những yếu tố rất cần thiết để duy trì vị trí CEO dựa theo phân tích của Noam:

- Facebook là mô hình phát triển liên tục.

- Mark Zuckerberg được ví như mastermind của concepts & business model của Facebook; quan hệ Mark-Facebook cũng tương đồng như quan hệ Steve-Apple, Bill-Microsoft.

- Mark được hỗ trợ và ủng hộ từ investors.

- Không vội bán ngay như MySpace, mà chờ đợi để tăng giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ sở hữu của cá nhân Mark Zuckerberg.



Case "Stewart Butterfield - Flickr" và "Steve Jobs - Apple":

 Đây là 2 ví dụ điển hình khi hai sự kiện ảnh hưởng đến vị trí CEO của founder:

- Stewart từ chức khỏi vị trí GM tại Flickr giữa năm 2008, sau khi Flickr đã đi vào giai đoạn ổn định về hệ thống, mô hình và tích hợp với Yahoo!

- Vai trò của Stewart không còn phù hợp với chiến lược mới của Yahoo.

 Đối với Steve Jobs, lật lại lịch sử của Apple kể từ IPO vào năm 1980, vai trò của Steve không còn phù hợp với môi trường cạnh tranh giai đoạn 80-85. Đặc biệt sau khi hãng thất bại với Lisa và Macintosh vào năm 1984 trước Microsoft. Thay thế Steve Jobs là John Sculley, cựu CEO của Pepsi và một CEO trọng thương mại xuất thân từ sales & marketing.

Vẫn có những trường hợp mà vai trò CEO của founder có thể kéo hơn 20 năm: Bill Gates tại Microsoft. Tuy nhiên, những trường hợp như Bill Gates là cực kỳ hiếm, nhất là đối với các tech start-ups.



Do vậy, sự phát triển của start-ups được xem như là sự chia tách của hai yếu tố: sở hữu và quản lý. Có thể hiểu rằng: Ngay cả khi thay đổi CEO mới; nhà đầu tư cũng không thể hoàn toàn loại bỏ được rủi ro. Đối với CEO mới được tuyển ngoài: có tỷ lệ sở hữu thấp, tồn tại conflict of interest với nhà đầu tư, và tốn kém thời gian cũng như chi phí ban đầu để điều hành doanh nghiệp.

Khi founder không còn nắm giữ vị trí CEO, vai trò của họ vẫn có những ảnh hưởng đáng kể. Nếu founder duy trì vị trí trong BOD, chẳng hạn với chức vụ Chairman of the Board; thì đây sẽ là thách thức cho CEO mới bởi vì ảnh hưởng rất lớn của người sáng lập đến toàn bộ tổ chức.

Như một nhà đầu tư đã từng nói: “You can replace an executive, but you can’t replace a founder.

=============================

* "Founder-CEO Succession and the Paradox of Entrepreneurial Success" - Noam Wasserman http://www.mediafire.com/?ixlsutpttw6kpst

* "Following Steve Jobs: Good luck Tim Cook" - http://communities.washingtontimes.com/neighborhood/making-change/2011/aug/28/following-steve-jobs-good-luck-tim-cook/

* http://poponthepop.com/gallery/mark-zuckerberg-at-the-office/





Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean