Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Tám về Sina Weibo, Twitter, và Google+




  1. Google+ ra mắt, tôi đã nhận xét nó giống mô hình của Weibo hơn là Twitter.

  2. Trước khi Facebook giới thiệu giao diện profile mới vào ngày 21/9, Sina Weibo đã thử nghiệm giao diện mới. Điều trùng hợp là rất giống giao diện của Google+ & Facebook.

  3. Thời gian ở Bangkok, mỗi ngày ngồi metro, skytrain; cứ giờ tan tầm là tàu điện chật ních những người trẻ. Không ai nói với ai câu nào, tất cả chỉ là sự im lặng tập trung vào màn hình điện thoại.

    Cuộc sống trên đường phố của những người Thái trẻ là Facebook, Twitter, Whatsapp, Blackberry, iPhone, Android.

    Yahoo hay Nokia chỉ là những cái tên của quá khứ. Ngay cả MSN Messenger phổ biến một thời, nay chỉ dùng để chat tại gia.

  4. Khi sang Hongkong, Shenzhen một thời gian ngắn, cuộc sống trên tàu điện và đường phố của những người trẻ cũng cắm mặt vào màn hình không khác nhiều ở Bangkok.

    Điều khác dễ thấy là người trẻ Trung Quốc dùng QQ, Renren, Weibo trên iPhone, Android, Blackberry. Ở coffeehouse hoặc food court, nơi có wifi miễn phí, đôi lúc thấy họ dùng PPLive hoặc QQLive - những chương trình xem TV trực tuyến bằng công nghệ P2P rất phổ biến ở Trung Quốc.

    Mức độ ứng dụng công nghệ của những người trẻ Trung Quốc nhanh đến mức đáng kinh ngạc.

  5. Năm 2007, ở Trung Quốc, rất nhiều clones của những dịch vụ nổi tiếng ở Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

    Năm 2010, người Trung Quốc bắt đầu tạo ra bản sắc riêng. Vẫn có clones, nhưng mô hình thì của riêng họ.

    Có phải sức ảnh hưởng quá lớn của công nghệ Trung Quốc đến mức tạo cho tôi cảm giác Google+ giống Weibo hơn là Twitter? Nếu đúng thì mô hình Sina Weibo có gì hay?

  6. Giá trị của Sina Weibo đến từ sự độc lập. Thương hiệu Weibo tách rời khỏi các web-services khác của Sina, nó không đi theo kiểu “all-in-one” như QQ đã làm với QQ Weibo.

  7. Sina Weibo là ecosystem có kiểm soát.

    Apps của Twitter được phát triển bởi các hãng thứ ba.

    Appstore của Sina Weibo bao gồm apps & games: từ các dịch vụ của Sina (music, shopping, news, radio); và 3rd-parties apps được cho phép.

    Ecosystem của Sina Weibo chính xác là cái mà Google+ sẽ trở thành.

  8. Ở Hoa Kì, người ta giành lấy từng hành vi tiêu dùng của khách hàng. Ở Trung Quốc, người ta giành lấy từng giây thời gian tiêu dùng của khách hàng.

    Đó là lí do vì sao Facebook tích hợp.
    Đó là lí do vì sao Google đẻ ra Google+.
    Đó là lí do vì sao Sina Weibo có gần như mọi ứng dụng để khách hàng khỏi phải chạy sang QQ.

     Thời gian là vàng!

  9. Văn hoá “Mục lục web”.

    Ai còn nhớ Yahoo Directory những năm 97-99? Nhưng ở những nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan thì mục lục web vẫn tồn tại.

    Twitter - Chủ đề thể hiện bằng #hashtags, tất cả đều ngang nhau, không thứ bậc trật tự; chỉ khác ở mức độ quan tâm.

    Weibo - Chủ đề thể hiện mọi chủ đề theo “mục lục web”, có trật tự thứ bậc, trên dưới; mà vẫn thể hiện được mức độ quan tâm ở mỗi chủ đề.

    Đó là sự khác nhau giữa hỗn độn và ngăn nắp.

  10. Nếu phải so sánh hình thức giữa một “tweet” và một “weibo”, tôi có thể nói ngắn gọn: Twitter là SMS; và Sina Weibo là MMS.

    Cách thể hiện stream của Google+ là ví dụ về Sina Weibo.

  11. Điểm gì chung nhất ở Cyworld Hàn Quốc, QQ và Sina Weibo?

    QQ có hệ thống huy hiệu; Cyworld có hệ thống “điểm quan hệ”; Sina Weibo có hệ thống huân chương - Người ta hay mô tả mô hình này với khái niệm gamification.

    Hệ thống gamification của Sina Weibo bao gồm khoảng 50 loại huân chương; và hệ thống rankings. Mỗi huân chương tồn tại trong vòng 24h, và thời hạn có hiệu lực để thưởng khác nhau, và thưởng cho từng hoạt động nhất định của người sử dụng Weibo. Nghĩa là: Khuyến khích liên tục chia sẻ và sáng tạo - Muốn có huân chương thì phải chạy đua!

    Twitter có gì? Người nổi tiếng thì mãi là người nổi tiếng, còn tweeter thì mãi là tweeter; chỉ có con số followers để tự sướng.

  12. Sina Weibo là thảo luận, Twitter là tán dóc.

    Sina Weibo có hai chế độ hiển thị messages: discussion thread (dành cho thảo luận); và dialogue (dành cho tán dóc). Nghĩa là nó giúp users dễ dàng theo dõi mạch thảo luận; đặc biệt đối với những chủ đề nghiêm túc.

  13. Sina Weibo hướng đến cộng đồng, Twitter hướng đến đám đông.

    Có bao nhiêu mối quan tâm mà Twitter cung cấp ở mục “Who To Follow”? Không nhiều, những quan tâm chung chung dành cho đám đông.

    Weibo giải quyết bằng cách đưa ra “Club” - nơi tập trung đa dạng từ chủ đề cho đến sở thích.

    Ở qui mô nhỏ hơn, Weibo cho phép phân nhóm theo mối quan hệ. Hãy nghĩ về lists của Facebook và Circles của Google+.

  14. Weibo dành cho người "lười"

    Hầu hết những người tiêu dùng đều "lười". Tại sao mô hình portal all-in-one vẫn thông dụng ở Hàn Quốc, Trung Quốc? Vì lười! Người ta cần đến những nơi thông tin sẵn có hơn là gõ Search.

    Design concept của Sina Weibo đều có một landing page cho từng mục. Để làm gì? Phục vụ những người lười. 

  15. Khuyến khích danh tính thật

    Nhiều người Mỹ, và ngay cả ở Việt Nam phê phán Real-name policy của Google+. Nhưng chính họ lại ủng hộ tính minh bạch & danh tính thật trong môi trường Social Media. Đó là nghịch lý.

    Người Hàn Quốc đã sống với real-name policy gần 15 năm.

    Ở Sina Weibo, real-name policy là không bắt buộc, nhưng người ta cũng không thể giấu.

  16. Sina Weibo có chiếc áo của Twitter, nhưng ruột rà giống Facebook.

    Giống như Zing có thể đã có Zing Me, nhưng vẫn có thể có Zing Live. Có một bài học từ QQ: Cannibalization nếu quản lý không tốt.

  17. Năm 2007, tôi học tiếng Hàn để hiểu về xu hướng công nghệ của Hàn Quốc.

    Năm 2011, nếu có ai hỏi, tôi sẽ nói: Học tiếng Trung.

  18. Cuối cùng, chính phủ Trung Quốc nhìn Sina Weibo nói riêng và social media như thế nào? Đã thảo luận với @taitran ở đây: https://www.facebook.com/taitran/posts/10150301795461693





Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean