Nếu bạn đã làm việc cho gã khổng lồ về công nghệ Microsoft trong suốt bẩy năm, liệu bạn có thể học hỏi được bí quyết điều hành doanh nghiệp của họ?
Đối với Naveen Jain - cựu giám đốc điều hành cao cấp của Microsoft, doanh nhân nổi tiếng, những bài học mà ông học được từ chủ tịch tập đoàn Microsoft là vô giá.
Trong giai đoạn từ năm 1989 đến 1996, Jain là quản lý dự án và quản lý nhóm tại Microsoft. Sau này, ông đã thành lập ba công ty - Intelius, Moon Express và InfoSpace của riêng mình. Intelius được thành lập vào năm 2003 là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ thông tin cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp, bao gồm kiểm tra lý lịch và nhận dạng trộm cắp. InfoSpace, ra đời trong năm 1996, phát triển các công cụ tìm kiếm, tổng hợp các kết quả từ Google, Yahoo và Bing, và hiển thị chúng ở một địa chỉ duy nhất. Và có lẽ hấp dẫn nhất là công ty Moon Express được thành lập vào năm ngoái với mục tiêu khai thác các kim loại quý hiếm của trái đất trên mặt trăng.
Trước khi thành lập các công ty của mình, Jain – giờ đã 52 tuổi, quản lý phát triển một số sản phẩm chủ lực của Microsoft, bao gồm hệ điều hành MS-DOS và các phiên bản đầu của Windows. Tại đây, ông có cơ hội làm việc cùng Bill Gates và tích lũy được nhiều bài học quý giá giúp ích cho việc thành lập và điều hành doanh nghiệp sau này của mình.
Jain chia sẻ với chúng ta ba bài học ông đã đúc rút được từ cách điều hành doanh nghiệp của Bill Gates và giải thích cặn cẽ cách thức chúng mang lại thành công cho ông.
1. Thực hiện nghiêm túc
Janin chia sẻ rằng tại Microsoft trọng tâm ưu tiên hàng đầu của Gates là "đánh bật" đối thủ cạnh tranh của công ty. Chiến lược này dạy Jain rằng một trong những bí quyết quan trọng để các doanh nghiệp có thể tồn tại trên thương trường khốc liệt là phải sản xuất những sản phẩm vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ khác.
"Trở thành một doanh nhân thành công không giống như một bước đổi mới mang tính đột phá. Đó là một công việc cần được thực hiện nghiêm túc".
Trước khi Microsoft Word ra đời, thế giới đã biết đến Word Perfect. Trước khi Excel có mặt, chúng ta có hệ bảng tính Lotus 1-2-3, được phát triển bởi Lotus Software, nay là một phần của IBM. Trước khi có hệ điều hành MS-DOS, chúng ta có CP / M. Cuối cùng, Microsoft đã đánh bại những dòng sản phẩm kể trên để giành gần như toàn bộ thị phần trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Với Intelius, Jain đặt ra kế hoạch để đạt được thành công như Microsoft. Khi bước vào thị trường thông tin thương mại chín năm trước đây, công ty này cũng phải đối mặt với khoảng 100 đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, “Hiện tại, các công ty hoạt động trong lĩnh vực thông tin thương mại vào thời điểm đó đều đã sụp đổ”, Jain tiết lộ.
Ngay từ đầu, sáu người đồng sáng lập ra Intelius đã xác định tạo ra một sản phẩm cao cấp trong khi những công ty khác lại tập trung vào khâu phân phối và tạo lập các mối quan hệ quảng cáo độc quyền để mang dịch vụ của họ tới tay người tiêu dùng. "Không phải là chúng tôi không có những ý tưởng tuyệt vời, nhưng chúng tôi chỉ chọn thực hiện nghiêm túc ý tưởng hiện có để trở thành người dẫn đầu thị trường với doanh thu hàng năm lên đến 150 triệu đô la", Jain vui mừng chia sẻ.
2. Không ngại ngần làm việc với những người không ưa bạn
Trong khi còn làm cho Microsoft, Jain nhận thấy rằng xung quanh Bill Gates là những người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. "Trong những ngày đầu, động lực mang lại thành công cho Microsoft là tầm nhìn xa trông rộng của Bill Gates, nhưng cũng trong thời điểm đó, ông ấy gần như đã có được người cộng sự tốt nhất cho mình: Jon Shirley", Jain nhận định. Jon Shirley là người đã từng giữ chức chủ tịch hãng Microsoft từ năm 1983 đến năm1990.
Jain cũng thấy rằng Steve Ballmer, Giám đốc điều hành hiện tại của Microsoft, khác xa so với Gates. "Nếu như Bill Gates là một thiên tài về kỹ thuật thì Ballmer lại là một bậc thầy về tiếp thị. Hai người họ đã bổ sung khiếm khuyết cho nhau rất tốt".
Công ty Intelius được áp dụng bài học của Bill Gates với sáu doanh nhân ở các lĩnh vực khác nhau: ba kỹ sư, một chuyên gia vận hành, một giám đốc phát triển sản phẩm và Jain - Giám đốc điều hành. "Tất nhiên là chúng tôi cũng có xu hướng thích những người giống mình. Nhưng khi bạn đang điều hành một công ty, bạn phải tìm những người không giống mình, đó mới là người bổ sung tốt nhất cho công ty của bạn", Jain nói.
3. Nhanh nhạy mà vẫn kiên trì
Jain cho biết ông luôn nể phục khả năng nhanh nhạy của Bill Gates trong việc quyết định dòng sản phẩm nào sẽ tiếp tục sản xuất và dòng sản phẩm nào sẽ chấm dứt. Điều này giúp duy trì một nền văn hóa kinh doanh ổn định, nhưng vẫn linh động.
Ví dụ, Microsoft vẫn tiếp tục cung cấp các sản phẩm hàng đầu như Windows, Word và Excel, mặc dù không phải tất cả các sản phẩm này vẫn duy trì được “phong độ” như thời kỳ đầu. "Tôi làm việc với Windows 1.0, 2.0 và Windows/386, và các phiên bản này vẫn được ứng dụng sau khi Windows 3.0 ra mắt", Jain chia sẻ. Hãy tưởng tượng rằng nếu như Microsoft ngừng sản xuất phiên bản Windows 2.0 vào thời điểm ngay sau khi Windows 3.0 ra mắt, mọi việc sẽ như thế nào!
Nhưng Microsoft cũng kiên quyết khi chấm dứt sản xuất những dòng sản phẩm kém hiệu quả. Chẳng hạn như hãng này từng tung ra một giao diện người dùng gọi là Microsoft Bob vào năm 1995 với khởi đầu đầy hứa hẹn. Đây là sản phẩm được “nhân bản hóa” với những trải nghiệm giống như một trò chơi, nhưng nó đã thất bại.
Điều quan trọng là việc xác định rõ khi nào bạn nên cải thiện một sản phẩm chưa thành công nhưng vẫn có triển vọng và khi nào nên kết thúc nó. Ví dụ như Intelius tung ra một sản phẩm nhằm cung cấp dữ liệu cho các nhà điều tra tư nhân. Nó thu hút một số lượng khách hàng đáng kể, nhưng công ty nhận thấy thị trường của dòng sản phẩm này quá bé, chỉ từ 10 triệu đến 20 triệu đô la và quyết định ngưng cung cấp sản phẩm này.
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét