Sự tự tin và lạc quan của các doanh nhân thành công luôn là một điều gì đó thật đặc biệt và giá trị, nhưng đôi khi đây cũng chính là nguyên nhân khiến họ gặp vấn đề và cảm thấy kém hạnh phúc hơn bình thường.
Dưới đây là những thói quen “khó chịu” phổ biến nhất ở các doanh nhân thành đạt khi họ không biết đâu là điểm dừng.
1. Họ cần chiến thắng ở mọi nơi, mọi lúc
Họ muốn chiến thắng trong mọi việc, từ những việc bình thường nhất cho tới những việc quan trọng.
Giả sử rằng bạn muốn tới ăn tối ở nhà hàng X. Nhưng người thân hay bạn bè của bạn muốn tới ăn tối ở nhà hàng Y. Sau khi tranh cãi, bạn đi tới nhà hàng Y. Đây không phải là lựa chọn của bạn, thức ăn dở tệ còn dịch vụ thì kinh khủng.
Giờ đây bạn có hai lựa chọn: Lựa chọn thứ nhất là bạn có thể phê bình thức ăn và chỉ ra những điểm tồi tệ của lựa chọn sẽ như thế nào, và sai lầm này có thể tránh được nếu người thân hay bạn bè lắng nghe bạn.
Lựa chọn thứ hai đó là im lặng, chấp nhận các món ăn và cố gắng thưởng thức cả bữa tối.
Bạn nên làm gì? Có tới 75% khách hàng là doanh nhân thành đạt được hỏi trả lời rằng điều thích hợp nhất nên làm đó là im lặng. Nhưng thực tế họ đã làm gì? Họ chọn giải pháp chỉ trích thức ăn. Họ lựa chọn phương án đối lập với những gì họ nghĩ là nên làm.
Một ví dụ khác. Bạn trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả. Và bạn đời, đối tác hay bạn bè than phiền: “Hôm nay đi làm mệt mỏi quá” Rất nhiều người thông minh và thành công sẽ phản ứng ngay: “Hôm nay đi làm mệt lắm à? Mọi người có biết hôm nay tôi phải chịu đựng những gì không?”.
Những doanh nhân thành đạt luôn có trong mình một tính cách ganh đua mạnh đến nỗi họ phải chứng tỏ mình không thua kém bất cứ ai (trong tất cả các mặt, kể cả đau khổ)!
2. Họ nỗ lực hết sức để bổ sung giá trị
Giả sử rằng một chủ doanh nghiệp được một nhân viên nhiệt tình và sáng tạo đệ trình những ý tưởng kinh doanh mới. Vị chủ doanh nghiệp này nghĩ rằng đó là các ý tưởng tuyệt vời. Nhưng thay vì nói “Một ý tưởng tuyệt vời”, anh ta sẽ nói: “Tốt đó. Tại sao anh không bổ sung thêm một chút nội dung vào đó?”. Khi đấy, giá trị của ý tưởng kinh doanh mà người nhân viên trẻ kia đề xuất sẽ được tăng thêm khoảng 5%, thế còn trách nhiệm của anh ta với ý tưởng thì sao? Nó sẽ giảm đi 50% vì ý tưởng kinh doanh đó không còn của anh ta nữa mà đã là của chủ doanh nghiệp rồi.
Thật vô cùng khó khăn để các doanh nhân thông minh và thành đạt có thể trải qua các ngày làm việc bình thường mà không “chọc ngoáy” vào ý tưởng và đề xuất của những người khác. Cách thức để cải thiện ý tưởng như vậy khá khó chịu và có thể ảnh hưởng tới sự nhiệt tình của người khác.
3. Họ là những nhà phê bình công khai
Khi là một doanh nhân thành công và thông minh, bạn sẽ biết được tầm quan trọng của việc tạo dựng những mối quan hệ tích cực. Bạn có thể có những tiêu chuẩn cao. Bạn biết khi nào một hành động thất bại. Nhưng chuyện gì xảy ra khi bạn phê bình hay phàn nàn một người trước mặt những người khác?
Peter Drucker - một trong những nhà tư vấn quản lý kinh doanh nổi tiếng thế giới - cho biết ông đã từng mắc phải thói quen khó chịu này. Khi lần đầu tiên lấy ý kiến phản hồi của nhân viên, ông đã yêu cầu họ điền vào một mẫu lấy ý kiến trong đó có mục “tránh những phê bình tiêu cực về người khác”. 92% số người được hỏi từ chối đưa ra những ý kiến tiêu cực.
Những thói quen “khó chịu” không hẳn sẽ gây những tác động tiêu cực nếu chúng ta biết đặt nó trong đúng hoàn cảnh và đúng thời điểm. Bởi vậy, hãy quan sát, học hỏi những thói quen của các doanh nhân thành đạt để tự rút ra những bài học giá trị cho mình.
(Dịch từ Bnet)
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét