1.Động cơ xe máy phổ biến nhất bây giờ là động cơ bốn thì. Bốn thì này có nhiệm vụ rõ ràng, khác biệt : Nạp nhiên liệu -> Nén khí + nhiên liệu -> Đốt nhiên liệu -> Xả khí thải (thường được gọi là Hút – Nén – Nổ – Xả). Các hỏng hỏng xảy ra trong động cơ xe máy thường là do nhiên liệu không chuẩn hoặc không bảo dưỡng xe máy (thay dầu/nhớt) thường xuyên. Hai nguyên nhân này đều dẫn tới việc một hoặc nhiều thì trong 4 thì trên vận hành không chuẩn.
2.Cách chim thở khi bay là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chim có thể bay được. Trong khi bay, phổi của chim hoạt động như là động cơ phản lực : không khí đi vào một đường, đi ra một đường khác khiến cho chim có thể hấp thụ không khí sạch nhiều nhất và không bao giờ phải hít lại khí CO2 chưa kịp thải ra hết. Trong khi đó, ví dụ như con người hít vào và thở ra cùng một đường nên dẫn tới việc không thể hấp thụ oxy nhiều như chim, không thể đốt cháy năng lượng để vận động mạnh (so với trọng lượng cơ thể) như chim.
3.Béo phì là bệnh xuất hiện do việc tích lũy quá nhiều mỡ vào trong cơ thể. Mỡ được tích lũy vào trong cơ thể do thức ăn sản sinh ra quá nhiều năng lượng, cơ thể không đốt cháy hết nên tích lũy vào để đề phòng có lúc không có thức ăn còn có cái mà đốt (giống như tích xăng vậy). Có điều, béo phì là do lúc nào cơ thể cũng có thức ăn nên chẳng có lúc nào cơ thể có cơ hội đốt mỡ, dẫn tới mỡ càng ngày tích càng nhiều.
4.Phật dạy, có bốn loại thức ăn là : đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Đoàn thực là thức ăn đưa vào đường miệng. Xúc thực là thức ăn đưa vào bằng năm giác quan : mắt, tai, mũi, thân, ý. Tư niệm thực là mong ước và hoài bão sâu sắc của mỗi người. Thức thực là ảnh hưởng của tâm thức cộng đồng và của môi trường trong đó ta đang sống lên tâm thức của ta (có liên quan chặt chẽ tới tư niệm thực của mỗi người trong cộng đồng đó). Phật dạy, khi ta có nỗi khổ, một niềm đau, hãy quán chiếu và tìm cho ra loại thực phẩm nào trong bốn loại thực phẩm kể trên đã nuôi dưỡng niềm đau đó. (Kinh Tử Nhục).
5.Vòng vèo vòng vèo qua bốn đoạn trích trên, cái muốn nói cuối cùng là cuốn The Information Diet : A Case for Conscious Consumption. Đọc cuốn này xong một lần, đọc dở tới lần thứ hai vì lần một đọc chả vào đầu được gì, ngộ ra một vài điều có thể giải đáp được khúc mắc của bản thân trong việc xử lý thông tin. Cách tiếp cận của cuốn sách khá hay, trích dẫn ra đây một vài điểm để thấy cách đặt vấn đề nhiều khi quan trọng hơn cả lời giải cho vấn đề :
It’s not the information overload, it’s information overconsumption that’s the problem. Information overload means somehow managing the intake of vast quantities of information in new and more efficient ways. Information overconsumption means we need to find new ways to be selective about our intake. It’s very difficult, for example, to overconsume vegetables.
Hệ thống xử lý thông tin không phải là vấn đề. Nếu chúng ta nhét gấp rưỡi thức ăn mà thực sự chúng ta cần ăn, bụng chúng ta vẫn xử lý được. Có điều, thức ăn thừa sẽ tích lại thành mỡ và chúng ta sẽ béo phì. Thông tin cũng vậy.
Ask any nutritionist, and they’ll tell you that a diet isn’t about not eating – it’s about changing your consumption habits.
I’ve boiled down what I mean by data literacy into four major components – you need to know how to search, you need to know how to filter and process, you need to know how to produce, and you need to know how to synthesize.
Có vẻ bản thân mình cũng biết rõ cái đầu tiên (search) và hơi biết biết 3 cái còn lại, tại sao mình vẫn có cảm giác đau đầu vì thông tin quá nhiều? Quay lại với Phật, Phật dạy phải chánh niệm. Thở chánh niệm, ăn chánh niệm, đi chánh niệm. Có nghĩa là gì? Là làm việc gì biết việc ấy, biết tận hưởng khoảnh khắc ấy, sống trọn khoảnh khắc ấy.
Mù mờ nhận ra cái còn thiếu và cái cần phải sửa bắt nguồn từ hai chữ “chánh niệm” này. Động cơ xe máy không chạy tốt được nếu các thì trở nên lộn xộn, chim cũng chẳng đủ năng lượng để bay nếu hít vào thở ra cùng một luồng không khí. Người ta sẽ không béo khi ăn, dừng lại, tiêu thụ năng lượng và rồi mới ăn tiếp. Internet là một cái bánh khổng lồ, nó cung cấp (feed) thức ăn (information) liên tục và cần phải có một cách tốt hơn để dừng hấp thụ thông tin trước khi xử lý xong thông tin đã nhận vào người.
Chưa biết là cách gì, nhưng mà Phật quả thật là khoa học một cách kinh dị. Hít thở đã!
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét